* Để ở đó cả những phản hồi hữu hiệu.
* Hãy nêu các mẹo về cách phản hồi (hoặc làm rõ câu hỏi), và cách
này thường được liên hệ ngược lại phương pháp của công ty.
* “Gắn thẻ”, tức là gắn từ khóa cho sự phản đối, chẳng hạn như tên
của đối thủ hay phân khúc thị trường.
* Làm mọi thứ dễ tìm, nhất là thẻ. Tìm kiếm “từ khóa” chung sẽ
không hiệu quả.
* Gắn thời hạn để có thể xem lại các loại phản đối khác nhau qua
thời gian. Đối thủ và sản phẩm sẽ thay đổi nên đừng để thông tin
đứng yên.
* Chuyển ý kiến phản đối sang phía đại diện bán hàng khi họ ở
trong tình huống có thể phát sinh phản đối, trước khi xảy ra, để họ
không phải đi tìm.
Nhóm tổ chức lực lượng bán hàng phải cho phép giao tiếp vòng kín
giữa người đại diện bán hàng nhận ý kiến phản đối, bộ phận lãnh
đạo bán hàng và tiếp thị phản hồi, cùng với người đại diện bán hàng
đảm bảo phản hồi hiệu quả. Hoạt động này thường diễn ra liên tục
và rất nhanh, người điều hành hoặc tiếp thị cố đoán xem khách
phản đối điều gì hoặc đưa ra phản hồi từ sách vở nhưng không hiệu
quả. Hoặc tệ hơn nữa, đại diện bán hàng có thể hành động độc lập,
tự tạo thông điệp không ăn nhập với lập trường của công ty.
Giờ thì nhóm tổ chức lực lượng sẽ làm gì với tất cả những thông tin
này? Hãy để mọi người bán tiếp cận được thông tin một cách tức thì
và cập nhật thông tin.
CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG VỚI KHÁCH HÀNG
Chờ đã! Câu chuyện khách hàng và nghiên cứu tình huống có phải
là một không? Không hẳn.