con và đôi ba người đàn bà đứng xem ó lên khoái trá. Những người không
rành võ nghệ cũng huơ tay tán thưởng. Nhưng những người có công phu
luyện tập thì không hài lòng.
Phan Đức, chuyên trường kiếm nói:
- Các võ sĩ ta cũng như mấy ông học thức nước ta, thích phô trương,
thích làm cho thiên hạ loé mắt. Nhưng nếu ta tổ chức họ đánh với Tàu, với
Nhật, sợ không bể phổi cũng gãy xương. Ta phải phối hợp các lối đánh
nước ngoài và học lề lối, phương cách của họ để sớm tạo ngành quyền thuật
của ta. Nếu không thì đánh võ lại hóa ra đánh gió.
Lê Sách cười:
- Rồi anh xem, học võ gì người mình cũng chỉ thu nhận phần trình diễn
lòe loẹt. Còn cái thâm hậu thì nhường lại cho thiên hạ.
Vui vẻ và lạ mắt nhất là có mấy người nước Tây dương đến xem chơi,
đề nghị với chúng tôi cho họ biểu diễn võ tay nước họ cho đồng bào ta xem.
Chúng tôi rất phấn khởi. Họ gọi võ đó là “bốc”.
Họ lăng xăng lấy dây bọc quanh võ đài, đặt ghế cho võ sĩ ngồi. Mỗi võ
sĩ lại có mang bao tay. Khi đánh nhau, có anh trọng tài líu ríu chạy theo để
theo dõi và ra lệnh. Mấy ông Tây này vui thật, đánh nhau chưa chi đã lo can
ngăn thì còn ra quái gì. Mới xem, tưởng họ chơi trò mèo vờn chuột. Nhưng
đánh qua lại một lát, thấy họ tống nhau nhiều phát quẹo hàm, trật xương
như chơi. Đặc biệt, họ không giống các võ sĩ ta là lúc nào cũng cách ly nhau
để tránh đấm đá, họ thì cứ xông vào, xông vào trực diện như cọp, sư tử. Có
anh bị đập giữa mặt, máu ra lòng ròng. Có anh ngã xuống bất tỉnh nhưng
anh kia không được thừa cơ địch thủ chết giả lăn vào, bất thình lình anh
chết giả vùng lên, đánh tới tấp anh kia.
Môn võ đó hung bạo quá mà chả ra võ nghệ gì. Trông như người ta
đập vào bị cát ào ào. Khán giả nhiều người tái mặt. Không khí khác hẳn lối