người một trong phái Sơn Lâm, mỗi anh lấy tay bốc một cục than đỏ, bỏ lên
bắp vế đen sạm, vòng tay thản nhiên ngồi như mấy chú học trò chờ tới lúc
đọc bài. Tiếng la, tiếng hét, tiếng kêu sợ hãi lắc đầu, tặc lưỡi, la ó, hò hét
lẫn tiếng cười kinh ngạc khoái trá kéo dài từ lúc bắt đầu cuộc thi tới khi thịt
bốc lên mùi khét lẹt. Cả ba nhân vật phái Sơn Lâm của Lê Sách vẫn mặt
lạnh như tiền nhìn mọi người lao xao thán phục.
Môn thi thứ nhất thành công mỹ mãn. Người ngoài nước cũng gật đầu
tán thưởng. Khi thấy đồng bào ta rút tiền ra cho để tỏ lòng khâm phục, họ
cùng rút trong túi những nén bạc trắng ngần đặt trên võ đài lại gật đầu mấy
cái. Không khí tưng bừng. Ai cũng chờ những cuộc thi lạ lùng khác như Lê
Sách hứa hẹn.
Môn thi thứ hai có vẻ ngược đời. Thay vì mỗi người khác cùng đấu thì
Lê Sách dõng dạc tuyên bố:
- Thưa các vị. Phái Sơn Lâm có hai chủ trương. Thứ nhất là chịu đựng,
chịu đựng đến cùng cực; thứ hai là tấn công; tấn công đến tận tình. Mà chịu
đựng của phái này cũng là tấn công theo cách thức riêng của phái đó. Tôi
trình bày sự việc ra đây cho quý vị hiểu và tham gia. Bây giờ ba võ sĩ của
phái nằm, ngồi và đứng. Quí vị dùng gậy, kèo, đòn gánh, roi mây, roi tre,
bất kỳ thứ gì có trong tay và cứ ra sức đánh bất kỳ đâu trên thân thể ba võ
sĩ. Ba võ sĩ sẽ không phản ứng, chỉ chịu đựng. Lúc nào quý vị mỏi tay, đuối
sức, bỏ roi là thua. Nói như vậy, quý vị hiểu là các võ sĩ không bao giờ
thấm đòn chịu thua cả.
Nói xong, Lê Sách cầm ngang một cây côn để kề, quật ngang trên lưng
Đinh Long. Cây côn gãy, một mảnh rơi bắn trúng đòn một võ sĩ ngoại quốc
đứng dưới đất, đầu ông ta sưng vù ngay. Thế mà Đinh Long vẫn đứng yên
như không có việc gì xảy ra!.
Trò chơi có vẻ khủng khiếp. Sự kinh hoảng của mọi người khi biết cây
côn ấy là côn thật, dấu gãy mới rợi, như luồng sắt chạy khắp mọi người.
Không ai còn muốn hay dám nhảy lên sân khấu nữa. Không muốn vì thấy