nhất (người tự cho là học trò Khổng minh và là tác giả bài vãn "Ngoạ Long
Cương" nổi tiếng), ông bảo tôi:
- Học Dịch rất hay. Nhưng Dịch là môn triết lý cao xa. Vì thế chỉ nên
học để biết, hướng dẫn bổ túc cho các môn học khác. Còn như để bói toán
thì chú tự xét mình có thể bỏ ra nhiều chục năm để miệt mài nghiên cứu
không?
Chưa thấy tôi nói gì, ông tiếp:
- Không chỉ nghiên cứu, chú có tự thấy trước khi học môn này, mình
đã có sẵn một năng khiếu đặc biệt để cảm thông trời đất, tiên liệu không quá
sai một vài việc bất ngờ xảy ra không?
- Thưa, tôi không có năng khiếu đó.
- Tôi thấy hàng trăm người học môn triết lý cao xa này đều không tìm
thấy cái lẽ thâm sâu là để ứng dụng vào chính trị, đạo đức mà để ứng dụng
vào thần linh, bói toán, tuy bói toán vẫn là cái lẽ cảm ứng giữa trời với
người. Dịch không phải "vi tiểu nhơn mưu" mà dành cho người có trình độ,
học thức cao để lo việc nước. Triết lý mà vào tay người không có trình độ
thì phá hoại hết đời sống tinh thần có khi cả đời sống xã hội và kinh tế.
- Thưa nội tán, vì quan lớn sắp đi xa, không mấy hy vọng được hầu hạ
lần nữa nên xin quan lớn giúp cho tôi một lời chung thâu đặng ứng phó với
đời.
Quan nội tán bảo:
- Sắc diện anh rất lạ. Tôi chưa hiểu rõ. Tôi có biết qua thuật xem
tướng. Mấy ngày trước, mới thấy anh, tôi nghĩ anh đang rất thanh thản.
Nhưng hôm nay, anh đang như bị ốm, như có khí khác làm chuyển động
đến gốc rễ, tâm tư, tình cảm. Mà cái khí đó xem chừng ảnh hưởng rất sâu
đậm đời anh đấy.