Ngày chúa Sãi chết và công tử thứ hai, Nguyễn Phước Lan lên ngôi
năm Ất Hợi (1635) là ngày chị bỗng như nổi cơn điên loạn. Chị đập phá, xé
áo quần, chặt cây cảnh. Cái hy vọng có vẻ ảo huyền - chị nuôi nấng từng
ngày, từng giờ thế là hoàn toàn tiêu tan. Chúa mới - chúa Thượng và sẽ là
Công Thượng Vương - dời lỵ sở về Kim Long với tin tức vào ra làm cho
chị đau khổ đến cực điểm. Chị cũng đã dời nhà từ Chiêm dinh sang một
làng gần đó, làng An Quán, nơi có bến đò lớn rất tiện cho việc chuyên chở -
Chị cho lập những kho chứa hàng quy mô, quyết chí làm giàu. Sự thật, của
cải chị cũng đã có số vạn.
Cũng đau khổ và tuyệt vọng như chị là quan trấn thủ Phước Anh.
Phước Anh nuôi tham vọng kế nghiệp cha một cách hăng hái, điên cuồng.
Người ta biết ông muốn làm trấn thủ Quảng Bình để được gần chúa Trịnh
hơn. Và nhờ quân Trịnh giúp sức đoạt ngôi thế tử từ lâu. Người ta cũng đồn
với nhau ông đã gởi thư xin quân Trịnh vào. Quả nhiên quân ấy vào rồi
nhưng bị quân chúa Sãi đánh tan và cái mộng trấn thủ Quảng Bình bị vỡ,
Nguyễn Phước Anh và Trịnh Tráng không liên lạc được với nhau. Bây giờ
ông chưa chịu đầu hàng một sự thực hiển nhiên: Chúa Thượng (Phước Lan)
đã lên ngôi. Ông quyết ra tay bằng cách ngầm kén chọn võ sĩ vào cái đảng
mới của ông: "Đồng tâm hướng thuận". Đảng này đang mỗi ngày một bành
trướng và ông gần như thiếu cảnh giác trong việc phát triển. Những người
thân thích của ông đã nhiều lần rủ tôi vào Đảng. Với chị Tống, ông vẫn
thỉnh thoảng lui tới với thái độ nhún nhường, lịch sự để vay mượn những
món tiền lớn. Thường chị cho mượn nhưng cũng nhiều lần thoái thác vì có
lần chị bảo thẳng tôi:
- Chú Ba có cướp được ngôi chúa thì cũng chẳng hơn gì chú Hai. Ngôi
chúa nhất định không phải của người này hay người kia mà dành cho dòng
chính.
Bấy giờ, ở Xứ Quảng Nam, Phước Anh không chịu về tang, tung tin ra
là chúa Thượng đã ngầm giết chúa Sãi để tiếm ngôi. Quan trấn thủ, theo lời
ký lục Vân Hiên, cho đắp một thành dài từ chân đèo Hải Vân tới Cu Đê để