trả lời em nhé. Nếu anhcần ngay những cái áo sơ mi tuyệt đẹp, tất nhiên bọn
em sẽ gửi đến ngay choanh, và nếu như ở Paris còn có nhiều kiểu cách nào
khác mà em chưa được biết,thì gửi cho em một mẫu về, đặc biệt chú ý đến
phần cổ tay áo anh nhé. Tạm biệt,tạm biệt! Em hôn anh. Em dành một trang
cho Agathe, nó hứa với em rồi nó sẽkhông đọc những gì mà em đã viết cho
anh. Nhưng để cho chắc ăn hơn, em sẽ ngồingay bên cạnh khi nó viết thư
cho anh. Yêu anh nhiều.
Em gái Laure de Rastignac.
- Ồ, phải rồi, Eugène tự nhủ, phải rồi, phải giàu có bằngbất cứ giá nào.
Của cải không thể trả giá cho sự tận tâm này. Ta muốn mang lạicho họ niềm
hạnh phúc cùng một lúc. Một nghìn năm trăm năm mươi phơ- răng!
Chàngtự nhủ sau khi nghĩ ngợi. Mỗi một đồng bạc cần phải đạt được mục
đích chứ! Vớisuy nghĩ của một người phụ nữ, Laure đã có lý! Ta chỉ có
những chiếc áo sơ mihoạ tiết bằng những bông hoa lớn. Vì hạnh phúc của
một người khác, thì một côgái trẻ cũng có thể trở nên xảo trá như một tên
kẻ cắp. Cô ta rất chất phác vớibản thân nhưng lại lo xa cho mình giống như
một thiên thần trên bầu trời, nàngbỏ qua mọi lỗi lầm trên trần gian mà
chẳng cần biết những lỗi lầm ấy ra sao.Cái xã hội thượng lưu cũng phụ
thuộc vào những người thợ may. Họ xem xét và thểhiện cái mong muốn của
xã hội đó trên những bộ quần áo. Khi gặp ông Trailleschàng đã hiểu cái uy
lực của trang phục có tác dụng như thế nào. Chao ôi! Chàngđang ở giữa hai
dòng suy nghĩ khi gặp một người thợ may hoặc có thể là một kẻtử thù, hoặc
là một người bạn, được biết qua hoá đơn thanh toán. Eugène nhìnthấy trong
con người bác thợ may toát lên cái uy lực của nghề nghiệp vì conngười này
luôn tự biết mình là cái cầu nối giữa hiện tại và tương lai của bọntrai trẻ.
Rastignac rất hiểu điều đó, chàng bày tỏ điều này bằng cách nói vớibác thợ
may: "Tôi rất hiểu con người và nghề nghiệp của bác, hai chiếc quần
đẹpcũng có thể đem lại món lợi tức hai mươi nghìn phơ- răng".