ngộ riêng tư của mỗi người.Nó cho thấy sự bất lực trong việc chia sẻ nỗi
đau khổ của họ và tất cả họ đềucó chiếc cúp chiến công của sự đau buồn
bằng cách tự để cho mình huyễn hoặcmình đến kiệt sức.
Giống như những cặp vợ chồng già, họ không còn có gì để nóivới nhau.
Thành ra chỉ còn lại giữa họ những quan hệ về cuộc sống máy móc, mộtbộ
bánh xe không tra dầu. Tất cả đều tỉnh bơ đi thẳng trên đường phố trước
mộtngười mù, nghe kể chuyện về một người bất hạnh không chút cảm xúc
và nhìn thấyở cái chết giải pháp cho vấn đề nghèo khổ, điều đó làm cho họ
lạnh lùng trước cảcảnh hấp hối kinh hoàng nhất. Người hạnh phúc nhất
trong những tâm hồn đángbuồn đó là bà Vauquer, người đang cai trị cái nhà
khách thập phương tự do này.
Đối với riêng bà, khu vườn nhỏ mà sự yên lặng và lạnh lẽo,khô khan và
ẩm thấp làm cho nó trở nên rộng rãi giống như một đồng cỏ lại làmột khu
rừng đẹp mắt. Và đối với riêng bà, ngôi nhà màu vàng buồn tẻ toả mùi
gỉđồng của một quầy hàng này lại rất có thẩm mỹ. Những căn buồng như để
nhốtngười điên ấy thuộc về bà. Bà nuôi sống những kẻ khốn khổ tự nguyện
với nhữngđau khổ truyền kiếp bằng cách thực hiện đối với họ một hiệu lệnh
buộc phai tôntrọng. Những kẻ nghèo khổ kia có thể tìm đâu thấy ở Paris,
cái giá rẻ mà bà đặtra cho họ, những thức ăn ngon, đầy đủ và một căn
phòng mà họ là những người cóquyền sắp xếp, nếu như không lịch sự, tiện
nghi thì chút ít cũng sạch sẽ vàtrong lành như vậy? Bà tự cho phép mình
thỉnh thoảng quá quắt một chút và nhữngngười khách trọ phải chịu đựng nó
không dám phàn nàn gì.
Một sự kết hợp như vậy ắt phải được thực hiện và đã thể hiệnra từng ít
một các yếu tố của một xã hội trọn vẹn. Trong số mười tám khách ăn,giống
như trong các trường trung học, hay như trên trái đất này, đều có một
conngười tội nghiệp đến chán nản, một làn hơi đau khổ hứng chịu những
trận mưagiễu cợt. Vào thời gian bắt đầu năm thứ hai, cái con người này đối
với Eugènede Rastignac là hình ảnh nổi bật nhất trong đám người mà chàng