Goriot.
Nghe cái tên được tô điểm thêm từ "lão" này, bá tước đangcơi lò vụt
ném chiếc kẹp than vào đống lửa, như thể là nó đã làm bỏng bàn taycủa
ông, rồi ông ta đứng dậy.
- Thưa ngài, đáng lẽ ngài phải gọi là cụ Goriot?- Ông ta thốt lên.
Mới đầu bà bá tước xanh xao khi trông thấy sự thiếu kiênnhẫn của
chồng bà, sau rồi đỏ bừng mặt, và tất nhiên là ngượng ngùng, bà trảlời bằng
một giọng cố tỏ vẻ tự nhiên, và với nét mặt cố tình giả tạo: "Khôngthể hiểu
được con người mà chúng tôi yêu quý nhất..." Nàng ngừng lại, ngắmnghía
cây đàn piano, như thể làm nó trỗi dậy lại một vài sở thích riêng ở trongbà,
và nói: - Thưa ngài, ngài thích nhạc lắm phải không?
- Rất thích, Eugène đỏ mặt và đần người ra sau một suy nghĩmơ hồ là
mình đã phạm phải một sai lầm nặng nề rồi.
- Ngài hát chứ? Nàng vừa nói, vừa tiến lại chỗ cây đàn pianocủa nàng,
nàng chạm rất nhanh vào tất cả các phím đàn và gây ra tiếng kêu từnút đô
thứ đến nút pha trưởng. Rraah!
- Không, thưa phu nhân.
Bá tước Restaud đi lại trong phòng.
- Thật tiếc, ông thiếu phong cách diễn đạt. - Ca - a- ro, ca - a - ro, ca - a -
a - a - ro, non dubita - re, bà bá tước hátvậy.
Khi nhắc tới tên cụ Goriot tức là Eugène đã gõ đôi đũa thần,nhưng hiệu
quả lại trái với mong muốn. Chàng thấy mình đang ở trong một tìnhtrạng
của một người được đặc ân được vào xem một gian phòng triển lãm nhưng
vôý chạm phải một cái tủ đựng các bức tượng điêu khắc, làm rụng mấy cái