tắc toàn” (ch.22).
Trước sau, tuyệt nhiên không dùng âm mưu, trá thuật.
Chương 36 khiến một số người thắc mắc. Chương đó chép:
“Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu
đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ
lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Như vậy là sâu kín mà sáng
suốt”.
Có người cho như vậy là Lão tử khuyên người cầm quyền dùng âm mưu, trá
thuật như các chính trị gia thời Chiến Quốc: chẳng hạn như Tấn Hiến
công
muốn đánh nước Ngu, mới đầu đem tặng vua Ngu ngọc bích và
ngựa; Hàn Khang tử đem đất dâng Trí Bá để Trí Bá hoá kiêu, đòi đất của
Nguỵ, các nước khác thấy Trí Bá quá tham, sợ sắp đến phiên mình, vội liên
kết nhau diệt Trí Bá.
Lão tử ghét xảo trá đâu lại khuyên người ta dùng âm mưu; ông chỉ muốn phá
thuật của bọn âm mưu và dặn chúng ta coi chừng đấy thôi.
Ngăn ngừa trước bằng “phác”
Như vậy là gần như hoàn toàn “vô sự” (ch.63), không có việc gì làm cả:
Không có lễ, nhạc, giáo dục, không có hình pháp, võ bị, không lo về kinh tế,
khỏi phải chia ruộng, chia đất (tỉnh điền), cũng chẳng cần phải xây cất kho
lẫm, dinh thự, đường xá; lục bộ (bộ lại, bộ hình, bộ lễ, bộ binh, bộ hộ, bộ
công) khỏi phải thiết lập ngũ tư (các chức tư đồ, tư mã, tư thông, tư sĩ, tư
khấu) hoá ra vô dụng, mà chính phủ được giảm tới mức tối thiểu: tại triều
đình có mươi vị quan, mỗi địa phương có vài vị là đủ. Họ không có quyền
can thiệp vào đời sống của dân, chỉ có mỗi nhiệm vụ giữ sao cho dân thuần
hậu, chất phác. Như vậy là: