trong cuốn Chư tử khảo sách (Nhân dân xuất bản xã – Bắc Kinh – 1958)
cũng đã viết ba bài, tổng cộng trên 30.000 chữ để góp ý kiến về con người
Lão tử và tác phẩm Lão tử và đã làm một bảng kiệt kê kiến giải của trên ba
chục học giả trước ông và đồng thời với ông. Mà rốt cuộc, các nghi vấn của
người trước nêu ra vẫn còn là nghi vấn, có thể sẽ vĩnh viễn là nghi vấn,
không làm sao giải nổi. Một triết gia với một tác phẩm chỉ khoảng năm ngàn
chữ – mươi, mười lăm trang sách – mà làm cho hậu thế thắc mắc, hao tốn
tâm trí như vậy, có thế nói là không tiền khoáng hậu trong lịch sử.
1. Sự tích Lão tử
Đời sống của Lão tử được chép lần đầu tiên trong bộ Sử kí của Tư Mã Thiên
phần Liệt truyện, thiên 63: Lão tử, Trang tử, Thân Bất Hại, Hàn Phi. Toàn
văn như sau:
1. Lão Tử là người làng Khúc Nhân, hương
tên Nhĩ, tự là Đam (聃)
, làm quan sử, giữ kho chứa sách của nhà Chu.
Khi Khổng tử qua Chu, lại hỏi Lão tử về lễ, Lão tử đáp:
“Những người ông nói đó, thịt xương đều đã nát thịt cả rồi, chỉ còn lại lời
của họ thôi. Vả lại, người quân tử nếu gặp thời thì ngồi xe ngựa, không gặp
thời thì đội nón lá mà đi chân. Tôi nghe nói người buôn giỏi thì giấu kĩ vật
quí, coi ngoài như không có gì; người quân tử đức cao thì dong mạo như
ngu độn. Ông nên bỏ cái khí kiêu căng, cái lòng đa dục, cái vẻ hăm hở cùng
cái chí quá hăng của ông đi, những cái đó không có ích gì cho ông đâu. Tôi
chỉ khuyên ông có bấy nhiêu thôi”.
Khổng tử về, bảo môn sinh: “Loài chim, ta biết nó bay được; loài cá ta biết
nó lội được; loài thú ta biết nó chạy được. Chạy thì ta dùng lưới để bẫy, lội
thì ta dùng câu để bắt, bay thì ta dùng tên để bắn. Đến loài rồng cưỡi gió
mây mà lên trời thì ta không sao biết được. Hôm nay ta gặp ông Lão tử, ông