LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 11

ta là con rồng chăng?”.

Lão tử trau giồi đạo đức; học thuyết của ông cốt ở chỗ giấu mình, ẩn danh.

Ông ở nước Chu đã lâu, thấy nhà Chu suy bèn bỏ đi. Đến cửa quan, viên coi

quan là Doãn Hỉ bảo: “Ông sắp đi ẩn, rán vì tôi mà viết sách để lại”. Thế là

Lão tử viết một cuốn gồm hai thiên thượng và hạ, nói về ý nghĩa của “Đạo”

và “Đức”, được trên năm ngàn chữ. Viết xong rồi đi, không ai biết chết ra

sao, ở đâu.

Có người bảo: Lão Lai tử cùng là người nước Sở, viết mười lăm thiên sách

nói về công dụng của Đạo gia cũng đồng thời với Khổng tử.

Đại khái Lão tử sống trên 160 tuổi, có người bảo trên 200 tuổi, nhờ ông tu

đạo để kéo dài tuổi thọ.

Sau khi Khổng tử mất 129 năm, sử chép rằng viên Thái tử nhà Chu tên là

Đam, yết kiến Tần Hiến công

[9]

, tâu: “Mới đầu Tần hợp với Chu, hợp

được 500 năm rồi thì tách ra, tách được 70 năm thì có một bá vương xuất

hiện”.

Có người bảo Đam đó tức là Lão tử, có người lại bảo không phải. Không

biết sự thực đó ra sao.

Lão tử là một bậc quân tử ở ẩn. Con ông tên là Tôn, làm tướng quốc nước

Nguỵ, được phong đất ở Đoạn Can

[10]

. Con của Tôn là Chú, con của Chú

là Cung, chút của Cung là Giả (hay Giá). Giả làm quan dưới triều Hiếu Văn

đế nhà Hán. Con của Giả là Giải làm Thái phó của Giao Tây vương tên là

Ngang, do đó mà cư trú ở Tề.

Người đời hễ theo thuyết của Lão thì chê bai Nho học, mà theo Nho học thì

cũng chê bai Lão tử. “Đạo khác nhau thì khó cùng bàn với nhau được”, là

nghĩa vậy chăng? Lí Nhĩ chủ trương chỉ cần “vô vi” mà dân sẽ tự cải hoá,

“thanh tĩnh” mà dân sẽ tự nhiên thuần chính

[11]

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.