những ý kiến khác nhau của nhiều người và gợi cho người sau nhiều điểm
nghi vấn mà chúng tôi sẽ lần lượt xét cùng với ý kiến của một số học giả gần
đây.
2. Quê quán
Các bản Sử kí lưu hành hiện nay đều chép là Lão tử gốc ở làng Khúc Lí
hương Lệ 厲
nước Sở. Nhưng có nhà như Lục Đức
Minh, Khổng Dĩnh Đạt… lại bảo Sử kí chép là nước Trần, huyện Tương 相,
hương Lại 賴 hoặc 瀨
. Vậy có nhiều bản Sử kí do người sau đã tự ý sửa
lại. Không sao biết được bản nào là gốc; chỉ biết Tư Mã Thiên không đưa ra
một giả thuyết nào khác, không coi quê quán của Lão tử là một nghi vấn, mà
đa số học giả từ trước tới nay đều theo thuyết: nước Sở, huyện Hỗ, hương
Lệ.
Thực ra về địa điểm, các thuyết đó đều giống nhau, chỉ có tên gọi là khác:
- 厲 賴 瀨
thời xưa đọc như nhau, thay cho nhau.
- Huyện 相 cũng chính là huyện 苦, thời Chiến Quốc gọi là Hỗ, thời Xuân
Thu gọi là Tương.
- Và Trần cũng là Sở: thời Xuân Thu là nước Trần, năm 478
, tức sau khi
Khổng tử mất được một năm, Trần bị Sở diệt.
Về địa điểm mỗi cách gọi có một ý nghĩa quan trọng; gọi là Sở là Hỗ, có thể
ngầm nhận rằng Lão tử là người thời Chiến Quốc, mà gọi là Trần, Tương thì
có thể ngầm nhận rằng ông là người thời Xuân Thu. Nhưng chúng tôi cho
rằng Tư Mã Thiên có lẽ không dùng chữ chính xác tới mức đó; vì một mặt
ông khẳng định Lão tử là người nước Sở (cho nên ở dưới ông mới viết: “Lão
Lai tử cũng (亦)
là người Sở”), huyện Hỗ, tức dùng những tên thời
Chiến Quốc; một mặt ông lại bảo Lão tử gặp Khổng tử ở thời Xuân Thu. Có
thể đó chỉ là do ông sơ ý chứ chúng ta chưa nên vội cho ông là mâu thuẫn