盈,故能蔽⽽新成。
Cổ chi thiện vi đạo
giả, vi diệu huyền thông, thâm bất khả thức. Phù duy
bất khả thức, cố cưỡng vị chi dung.
Dự hề
, nhược đông thiệp xuyên; do hề, nhược úy tứ lân; nghiễm hề, kì
nhược khách
; hoán hề, nhược băng chi tương
phác; khoáng hề, kì nhược cốc; hỗn hề, kì nhược trọc.
Thục năng trọc dĩ
tĩnh chi từ thanh? Thục năng an dĩ động
chi từ
sinh? Bảo thử đạo giả, bất dục doanh. Phù duy bất doanh, cố năng tế nhi
tân thành.
Người đắc đạo thời xưa tinh tế, mầu nhiệm, thông đạt, sâu xa không thể biết
được. Vì không thể biết được, nên phải miễn cưỡng tả họ như sau:
Họ rụt rè như mùa đông lội qua sông, nghi ngại như sợ láng giềng bốn bên,
nghiêm chỉnh như một người khách, chảy ra, lưu động như băng tan, dày
dặn mộc mạc như gỗ chưa đẽo, không hư như cái hang, hỗn độn (lờ đờ) như
nước đục.
Ai có thể đương đục mà lắng xuống để lần lần trong ra? Ai có thể đương hư
tĩnh mà phát động để lần lần sinh động lên? Người nào giữ được đạo ấy thì
không tự mãn. Vì không tự mãn nên mới bỏ cái cũ mà canh tân được.
Chương này bản của Vương Bật đã được nhiều người đời sau hiệu đính, do
đó hiện nay có nhiều bản khác nhau, như chúng tôi đã ghi sơ ở cước chú. Đại
khái, chữ tuy khác mà nghĩa như nhau, trừ câu cuối, để chữ bất, không đổi ra
chữ nhi, thì nghĩa ngược hẳn: “Vì không đầy nên có thể che lấp, chẳng trở
nên mới”; chúng tôi nghĩ chữ tế ở đây dùng như chữ tệ 敝 ở chương 22, và
nghĩa tệ nhi tân thành ở đây cũng là nghĩa tệ tắc tân 敝則新 ở chương 22. Vì