Hết sức giữ được cực hư, cực tĩnh xem vạn vật sinh trưởng ta thấy được qui
luật phản phục [vạn vật từ vô mà sinh ra rồi trở về vô].
Vạn vật phồn thịnh đều trở về căn nguyên của chúng [tức đạo]. Trở về căn
nguyên thì tĩnh, [tĩnh là bản tính của mọi vật, cho nên] trở về căn nguyên gọi
là “trở về mệnh”. Trở về mệnh là luật bất biến (thường) của vật. Biết luật
bất biến thì sáng suốt, không biết luật bất biến thì vọng động mà gây hoạ.
Biết luật bất biến thì bao dung, bao dung thì công bình [vô tư], công bình thì
bao khắp, bao khắp thì phù hợp với tự nhiên, phù hợp với tự nhiên thì phù
hợp với đạo, hợp với đạo thì vĩnh cửu, suốt đời không nguy.
Trong đoạn cuối, “công nãi toàn”, có bản chép là “công nãi vương” 王, và có
người dịch là “vua”; lại có người hiểu chữ toàn ở đó là hoàn toàn.
Ý nghĩa chương ngày rất rõ: chúng ta phải cực hư tĩnh, bỏ hết thành kiến, tư
dục đi mà nhận xét vũ trụ, sẽ thấy luật “qui căn” của vạn vật: từ vô sinh hữu,
rồi từ hữu trở về vô; hiểu luật thiên nhiên bất biến đó và hành động theo nó
thì suốt đời không bị họa.
17
太上,不知有之;其次,親⽽譽之;其次,畏之;其次,侮之。
信不⾜焉,有不信焉。悠兮,其貴⾔。功成事遂,百姓皆謂:我⾃
然。
Thái thượng, bất tri hữu chi; kì thứ, thân nhi dự chi; kì thứ, uý chi; kì thứ, vũ
chi.
Tín bất túc yên, hữu bất tín yên. Du hề, kì quí ngôn. Công thành sự toại,
bách tính giai vị: ngã tự nhiên.