vậy chúng tôi cho đổi ra chữ nhi {⽽} là phải, và dịch là: “bỏ cái cũ mà canh
tân”.
Đoạn thứ nhì, có người giải thích chữ hoán là giải tán, chữ thích là tiêu
vong; và “hoán hề nhược băng chi tương thích” là diệt tình dục, lòng thành
ra hư không. Chữ hồn (hồn hề kỳ nhược trọc), có người giải thích là hồn
nhiên, bề ngoài tựa như ngu muội.
Đoạn cuối: “đương đục mà lắng xuống để lần lần trong ra” là từ đời sống
hỗn trọc ngày nay trở về đạo, “đương hư tĩnh mà phát động để lần lần sinh
động lên”, là ngược lại, từ đạo trở xuống đời sống hiện tại.
Giọng văn ở chương này khác hẳn các chương trên, giống thể từ phú ở cuối
đời Chiến Quốc, cho nên chúng tôi ngờ không phải là lời của Lão tử, cũng
không phải viết sau khi Lão tử mới mất.
16
致虛極,守靜篤,萬物並作,吾以觀復。
夫物芸芸,各復歸其根。歸根⽈靜,是謂復命。復命⽈常。知常⽈
明,不知常妄作凶。
知常容,容乃公,公乃全,全乃天,天乃道,道乃久,没⾝不殆。
Trí hư cực, thủ tĩnh đốc, vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan phục.
Phù vật vân vân, các phục qui kì căn. Qui căn viết tĩnh, thị vị phục mệnh.
Phục mệnh viết thường. Tri thường viết minh, bất tri thường vọng tác hung.
Tri thường dung, dung nãi công, công nãi toàn, toàn nãi thiên, thiên nãi đạo,
đạo nãi cửu, một thân bất đãi.