LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 16

không cho biết thêm gì cả.

Đại khái phái chủ trương “có” đưa ra những lí lẽ này:

1. Sách thời Chiến Quốc có tới bảy tám chỗ nói về việc vấn lễ đó, không

thể là bịa hết được.

2. Tư Mã Thiên là một Nho gia rất sùng bái Khổng tử, lại là một sử gia

rất có lương tâm, nếu không có tài liệu chắc chắn thì sao lại chép

truyện vấn lễ đó, nó làm giảm giá trị của Khổng tử đi; hơn nữa ở bài

Tựa trong thiên Trọng Ni đệ tử (phần Liệt truyện), ông còn kể tên mấy

người mà Khổng tử rất trọng: Lão tử ở Chu, Cừ Bá Ngọc ở Vệ, Án

Bình Trọng ở Tề, Lão Lai tử ở Sở, Tử Sản ở Trịnh, Mạnh Công Xước

ở Lỗ. Năm người sau đều là nhân vật có thật, sử chép rõ ràng, không

có lí gì duy Lão tử lại không có thật, vậy thì việc vấn lễ cũng có nữa.

3. Lễ kí là một bộ kinh của Nho gia, những người biên tập bộ đó (Lưu

Hướng, Đái Đức, Đái Thánh) tất phải là những Nho gia thận trọng,

nhất là trong thiên Tăng tử vấn có chép rằng Lão tử và Khổng tử đi trợ

táng ở Hạng Đảng, giữa đường gặp nhật thực. Việc đó tất có thực, chứ

người ta bịa ra truyện nhật thực làm chi.

Dư Bồi Lâm (sách đã dẫn) cho rằng Khổng tử gặp Lão tử tới hai lần: lần thứ

nhất năm ông 34 tuổi, lần sau hồi ông 51 tuổi ở đất Bái (theo Trang tử

[22]

).

Những cuộc đàm thoại chép trong Sử kí và việc trợ táng chép trong Tăng tử

vấn đều xảy ra trong lần thứ nhất; còn lần thứ nhì thì chưa tìm thêm được tài

liệu gì cả.

Phái chủ trươngkhông” bác những lẽ đó:

1. Sách thời Chiến Quốc có nhiều chỗ nói về việc vấn lễ đó thực, nhưng

đều ở trong Ngoại thiên, Tạp thiên bộ Trang tửTăng tử vấn bộ Tiểu

Đái kí, những thiên đó trong Trang tử đều không đáng tin, có nhiều

phần chắc rằng tác giả là Đạo gia ở cuối thời Chiến Quốc chịu ảnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.