hưởng của Nho gia chứ không phải của Trang tử
và của những
Nho gia chân chính. Câu Khổng tử bảo Lão tử là con rồng rút trong
thiên Thiên vận, sách Trang tử, truyện đó chỉ đáng coi là một ngụ
ngôn.
2. Còn chuyện đi trợ táng ở Hạng Đảng (trong Tăng tử vấn) gặp nhật
thực, có điểm đáng nghi là Hạng Đảng ở đâu, không ai biết; có người
ngờ là ở Lỗ, có người ngờ là ở Tống, chứ không phải ở Chu.
3. Vả lại ngay việc Khổng tử qua Chu nghiên cứu về Lễ cũng chưa chắc
đã đúng. Khổng tử thế gia bảo Nam Cung Kính Thúc xin Lỗ Chiêu
công cấp phương tiện cho Khổng tử sang Lạc ấp ở Chu khảo về lễ.
Năm đó là năm Chiêu công 24, tức năm -518, Khổng tử 34 tuổi. Vua
Lỗ cấp cho một cổ xe với hai ngựa và một đứa nhỏ rồi Nam Cung
Kính Thúc cùng đi với Khổng tử. Nhưng theo La Căn Trạch (sách đã
dẫn – tr.254), năm đó Nam Cung Kính Thúc tuổi mới 14, làm sao
được vào yết kiến vua để xin việc đó, làm sao vua Lỗ cho qua Chu
được.
4. Dư Bồi Lâm còn nói Khổng tử qua Chu lần thứ nhì hồi ông 51 tuổi.
Điều này càng khó tin hơn nữa. Năm này (Định công 9) Khổng tử
thăng chức Tư không, bận việc triều đình, thì giờ đâu mà qua Chu và
qua Chu để làm gì?
5. Nếu Lão tử hồi đó đã nổi danh, được Khổng tử kính trọng như vậy thì
tại sao bộ Luận ngữ (bộ sách đáng tin nhất về đời Khổng tử) không
thấy chép, mà tất cả các sách đầu đời Chiến Quốc như Mặc tử, Mạnh
tử nữa cũng không thấy chép?
6. Trong Luận ngữ chỉ có mỗi một đoạn ở đầu thiên Thuật nhi nói đến
một người họ Lão, tức Lão Bành. Đoạn đó như sau:
7. Tử viết: “Thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ, thiết tỉ ư ngã Lão Bành”.
(Khổng tử nói: Ta thuật lại đạo của thánh hiền chứ không sáng tác gì
mới; ta tin và hâm mộ đạo cổ nhân. Ta trộm ví ta với ông Lão Bành).
8. Không ai biết chắc ông Lão Bành đó là ai. Có người bảo là Bành Tổ,