làm tôi đều không có cách gì để giữ mình cả”, nghĩa là bỏ đạo làm
con, làm tôi mà ở ẩn một mình trong rừng núi, làm bạn với cầm thú ư?
Còn ông Lão tử kia đương làm quan sử cho nhà Chu sao có thể nói câu
đó mà không ngượng?
12. Vì vậy truyện hỏi lễ đó dù được nhiều sách chép, dù được các nhà Nho
và Tư Mã Thiên nữa thu thập, cũng không đáng cho ta tin.
13. Những lí lẽ của hai phái “có” và “không” đưa ra chỉ là những suy luận,
không thể gọi là chứng cứ xác thực được; không bên nào thuyết phục
nổi bên nào, nhưng riêng phần chúng tôi thì cho rằng lập luận của phái
“không” dễ chấp nhận hơn.
14. Khi thấy nhà Chu suy rồi, Lão tử bỏ đi, tới cửa quan, viên quan coi
cửa là Doãn Hỉ yêu cầu ông viết sách để lại. Ông viết xong rồi đi, sau
không biết ở đâu, ra sao.
15. Sử kí chỉ chép là tới cửa quan, không nói là tới cửa quan nào. Nhưng
thời đó nói “cửa quan” thì người ta hiểu là cửa Hàm Cốc, cửa ngõ qua
Tần.
16. Còn Doãn Hỉ là ai? Chúng ta cũng không biết chắc. Vũ Đồng trong
Trung Quốc triết học đại cương (quyển Thượng – tr.25 – Thương vụ
ấn quán) không rõ căn cứ vào đâu bảo Doãn Hỉ sinh vào khoảng 440
đời Chu Khảo vuơng, mất vào 360 đời Chu Hiển vương, và là đồng
bối của Dương tử, Lão tử, Liệt tử. Theo Hán chí chu tử lược thì Doãn
Hỉ soạn cuốn Quan Doãn tử gồm 9 thiên (đã thất truyền, bản lưu hành
ngày nay là nguỵ thư) rồi cùng với Lão tử đi ở ẩn.
17. Đi qua cửa Hàm Cốc là vào đất Tần. Thiên Dưỡng sinh chủ trong
Trang tử bảo: “Lão Đam chết, Tần Dật (có sách chép là Tần Thất) lại
điếu, khóc ba tiếng rồi ra”. Dưỡng sinh chủ ở trong phần Nội thiên, do
Trang tử viết chỉ có thể tin được một phần thôi
. Trang tử là một
triết gia, thích thể ngụ ngôn, chứ không phải là một sử gia. Một sách
khác còn cho biết Lão tử chết ở Phù Phong, chôn ở Hoè lí (làng Hoè).
Chi tiết đó không có cách nào kiểm tra được, chỉ nên ghi lại cho đủ