thôi.
6. Lão tử có phải là Lão Lai tử không?
Tư Mã Thiên ngờ là không phải. Trong thiên Trọng Ni đệ tử, ông bảo Khổng
tử vốn trọng Lão tử ở Chu, (…), Lão Lai tử ở Sở; như vậy ông coi Lão tử và
Lão Lai tử là hai người rồi.
Trong truyện Lão tử ông viết: “Có người bảo: Lão Lai tử cũng là người nước
Sở, viết mười lăm thiên sách nói về công dụng của Đạo gia, cũng đồng thời
với Khổng tử”; còn Lão tử viết hai thiên nói về ý nghĩa của Đạo và Đức; như
vậy cũng là hai người nữa.
Ông bảo Lão Lai tử đồng thời với Khổng tử; như theo Vũ Đồng (sách đã
dẫn) thì sách Khổng Tùng tử bảo Lão Lai tử đồng thời với Tử Tư, cháu nội
Khổng tử, có lần vấn đáp với Tử Tư.
Vậy Lão Lai tử là người có thật, nhưng chỉ giống Lão tử ba điểm: cùng họ
Lão, cùng là người Sở, cùng thuộc phái Đạo gia; không thể bảo Lão Lai tử là
Lão tử được.
Tư Mã Thiên có lí khi nghi ngờ thuyết trên, ông chỉ chép lời người ta đồn
thôi. Không một học giả nào tin thuyết đó hết, không nên coi là một nghi vấn
nữa.
7. Lão tử có phải là thái sử Đam 儋 không?
Tư Mã Thiên theo truyền thống sử gia của Trung Quốc, giữ đúng nguyên
tắc: “Xuân Thu chi nghĩa, tín dĩ truyền tín, nghi dĩ truyền nghi” (Cốc Lương
truyện), cho nên chép thêm cả thuyết Lão tử là thái sử Đam nhà Chu, mà ông
phê bình gì cả, chỉ bảo “sự thực ra sao”.
Như vậy thuyết đó đã có từ đời Tây Hán; nhưng tới thế kỉ XVIII mới được