mà Bành Tổ sống bảy tám trăm tuổi, là bề tôi của vua Nghiêu; có
người bảo là một đại phu đời Thương; có người bảo Lão Bành là Lão
Đam, tức Lão tử, nhưng Bành 彭 mà sao thành Đam 耼 được? Lại có
thuyết Lão, Bành là hai người: Lão Đam và Bành Tổ. Thuyết này càng
vô lí hơn nữa.
9. Vả lại Lão tử cực lực phản đối lễ. Chương 38 sách Lão tử chép: “Thất
đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất
nghĩa nhi hậu lễ. Phù lễ giả, trung tín chi bạc, nhi loạn chi thủ”. (Đạo
mất rồi sau mới có đức, đức mất rồi sau mới có nhân, nhân mất rồi
sau mới có nghĩa, nghĩa mất rồi sau mới có lễ. Lễ là biểu hiện sự suy
vi của trung tín (trung hậu, thành tín), là đầu mối của sự hỗn loạn).
10. Một người mạt sát lễ là mầm loạn trong xã hội mà lại ủng hộ cái lễ
phiền toái của nhà Chu như Tăng tử vấn chép, thì thật là ngược đời. Vì
vậy mà đời Tống đã có người bảo: “Ông Lão tử tuyệt diệt lễ nhạc với
ông Lão tử mà Khổng tử tới hỏi lễ, không phải là một người” (trong
cuốn Lâm hạ ngẫu đàm của Ngô Tử Luông – do La Căn Trạch dẫn
trong Chu tử khảo sách tr.253). Chủ trương có hai Lão tử của Diệp
Thích, Tống Dật Danh, Đàm Giới Phủ, Tiền Mục (coi lại đầu tiết này)
có lẽ bắt đầu từ đó.
11. Tôi muốn nói thêm: “Ông Khổng tử trong Luận ngữ đề cao lễ nghĩa,
coi trọng đạo trung hiếu với ông Khổng tử hỏi lễ Lão tử cũng không
phải là một người”. Khổng tử trọng các ẩn sĩ nhưng vẫn giữ chủ
trương của mình: tận tâm lo việc nước nhà, giáo hoá mọi người, lập
trật tự trong xã hội, dù biết đạo mình không ai theo thì cũng cứ gắng
sức làm. Cho nên khi Tử Lộ bảo hai ẩn sĩ là Tràng Thư và Kiệt Nịch
chê ông phí công vô ích, không sao đổi đời loạn ra trị được, ông ngậm
ngùi than: “Người ta không thể làm bạn với cầm thú được. Nếu ta
chẳng sống chung với người trong xã hội thì sống với ai? Vả lại nếu
thiên hạ trị rồi thì ta cần gì phải sửa đổi?” (Vi tử bài 6). Ông Khổng tử
đó mà lại có thể nghe được lời khuyên này của Lão: “Kẻ làm con, kẻ