Theo Cao Hanh thì 23 chữ từ “thủ kì hắc” tới “tri kì vinh” là do người sau
thêm vào; ông đưa ra sáu chứng cứ: chẳng hạn chương 41 có 4 chữ: “Đại
bạch nhược nhục” (rất trong trắng thì như ô nhục, không tự biểu hiện mình
ra), như vậy là Lão tử đem bạch đối với nhục, chứ không đem bạch đối với
hắc; vả lại khê với cốc, nghĩa cũng như nhau, như vậy là thừa...
Nhưng đa số các bản đều giữ như cũ.
“Trống” tượng trưng tính cương, động; “mái” tượng trưng tính nhu, tĩnh.
“Trắng” tượng trưng sự quang minh, “đen” tượng trưng sự hôn ám: người
giữ đạo thì không tranh sự quang minh với ai mà thích ở trong bóng tối.
Câu cuối khuyên người trị dân phải hồn nhiên, chất phác, cứ tự nhiên để cho
mọi vật phát triển theo tính của chúng, không đa sự, phân tích chi li.
29
將欲取天下⽽爲之,吾⾒其不得已。天下神器,不可爲也,不可執
也。爲者敗之,執者失之。
故物或⾏或隨,或歔或吹,或强或羸,或挫或隳。是以聖⼈去甚,去
奢,去泰。
Tương dục thủ thiên hạ nhi vi chi, ngô kiến kì bất đắc dĩ. Thiên hạ thần khí,
bất khả vi dã, bất khả chấp dã. Vi giả bại chi, chấp giả thất chi.
Cố vật hoặc hành hoặc tuỳ, hoặc hư hoặc xuy, hoặc cường hoặc luy, hoặc
toả
hoặc huy. Thị dĩ thánh nhân khứ thậm, khứ xa, khứ thái.
Muốn trị thiên hạ mà hữu vi thì ta biết là không thể được rồi. Thiên hạ là
một đồ vật thần diệu, không thể hữu vi, không thể cố chấp được. Hữu vi thì
làm cho thiên hạ hỏng, cố chấp thì mất thiên hạ.