⼈之眾,以悲哀泣之,戰勝以喪禮處之。
Phù giai binh giả, bất tường chi khí. Vật hoặc ố chi, cố hữu đạo giả bất xử.
Quân tử cư tắc quí tả, dụng binh tắc quí hữu;
[Binh giả bất tường chi khí, phi quân tử chi khí, bất đắc dĩ nhi dụng chi,
điềm đạm vi thượng. Thắng nhi bất mĩ, nhi mĩ chi giả, thị lạc sát nhân. Phù
lạc sát nhân giả, tắc bất đắc chí ư thiên hạ hĩ].
Cát sự thượng tả, hung sự thượng hữu. Thiên tướng quân cư tả, thượng
tướng quân cư hữu, ngôn dĩ tang lễ xử chi. Sát nhân chi chúng, dĩ bi ai khấp
chi, chiến thắng dĩ tang lễ xử chi.
Đa số các nhà hiệu đính đều cho rằng chương này chỉ có đoạn giữa – đoạn
đặt trong dấu móc [ ] – từ “Binh giả bất tường chi khí” đến “tắc bất khả đắc
chí ư thiên hạ hĩ” là lời “kinh”, lời Lão tử, ngoài ra toàn là lời chú thích cả,
rõ ràng nhất là đoạn cuối có chữ ngôn (ngôn dĩ tang lễ xử chi); ngôn là “có ý
nói rằng”, là lời giải thích.
Lời kinh và lời chú thích xen lẫn nhau, cho nên ý nghĩa lộn xộn, đáng lẽ nên
đưa đoạn giữa đó lên đầu, thì có lí hơn, nhưng các bản cũ đều chép như vậy,
nên không sắp đặt lại nữa.
Câu đầu, chữ giai, Vương Niệm Tôn bảo nên đổi là chuy ⾫, mà chữ chuy
tức là chữ duy 唯, 惟; vả lại trong Đạo Đức kinh, có tám, chín chỗ dùng hai
chữ phù duy {夫唯} ở đầu câu như vậy. Để là giai binh thì có nghĩa là những
binh khí tốt, sắc bén là vật bất tường. Chúng tôi nghĩ đã là binh khí thì dù tốt
hay xấu đều là vật bất tường cả, cho nên hiểu theo Vương Niệm Tôn.
Câu cuối, chữ khấp 泣, có nhà cho là chữ lị 蒞 (đến).
Vì binh khí là vật bất tường (chẳng lành, gây họa), ai cũng ghét cho nên