LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 166

chế hữu danh, danh diệc kí hữu, phù diệc tương tri chỉ. Tri sở chỉ sở dĩ bất

đãi.

Thí đạo chi tại thiên hạ, do xuyên cố chi dữ giang hải.

Đạo vĩnh viễn không có tên, chất phác, tuy ẩn vi mà thiên hạ không ai coi

thường nó được [coi nó như bề tôi được]. Các bậc vương hầu biết giữ nó, thì

vạn vật sẽ tự động qui phục.

Trời đất hòa hợp với nhau cho móc ngọt rơi xuống, nhân dân không ra lệnh

cho móc ngọt mà tự nó điều hòa.

Đạo sáng tạo vật rồi vạn vật mới có danh phận, khi đã có danh phận rồi thì

nên biết ngừng lại; vì biết ngừng lại cho nên mới không nguy.

Đạo đối với thiên hạ cũng giống như sông biển đối với suối khe.

Câu đầu còn hai cách chấm nữa:

1- Đạo thường vô danh phác; 2- Đạo thường vô danh, phác tuy tiểu.

Cách 1 không ổn vì cho “vô danh phác” đi liền thì không ứng với “thủy chế

hữu danh” ở dưới; mà ý cũng không xuôi. Cách 2 không ổn vì nếu không

ngắt ở sau chữ phác thì phải dịch là cái chất phác của đạo tuy nhỏ: vô nghĩa.

Câu “dân mạc chi linh nhi tự quân” có người dịch là dân không ai khiến mà

tự họ [dân] cùng đều.

Câu áp chót có ý khuyên nhà cầm quyền khi đã đặt ra danh phận cho các

quan để phân biệt rồi thì đừng bày thêm việc, để lầm lạc vì danh, mà nên trở

về với mộc mạc tự nhiên.

Câu cuối chúng tôi hiểu là sông biển là nơi qui tụ của suối khe, cũng như đạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.