Nhạc dữ nhị, quá khách chỉ. Đạo chi xuất khẩu, đạm hồ kì vô vị, thị chi bất
túc kiến, thính chi bất túc văn, dụng chi bất túc kí.
[Bậc vua chúa] giữ đạo lớn thì thiên hạ tới qui phục; qui phục mà không
hại, được an lạc thái bình.
Âm nhạc với mĩ vị làm cho khách qua đường ngừng lại; còn đạo mà nói ra
thì nó nhạt nhẽo, vô vị; nhìn kĩ nó không thấy, lắng nghe cũng không thấy,
nhưng dùng nó thì không bao giờ hết.
Câu đầu: “đại tượng”, chữ tượng đó như chữ tượng trong chương 21 “kì
trung hữu tượng”: ở trong [đạo] có hình tượng. Có nhà dịch là: Ai nắm được
cái hình tượng lớn [cái trực giác về đạo] thì có thể đi khắp thiên hạ mà không
nguy, vì ở đâu cũng thấy cảnh an lạc, thái bình.
Câu thứ ba: “đạo chi xuất khẩu”, có người dịch là “đạo hiển hiện ra”.
Đại ý chương này là đạo không hấp dẫn người ta như âm nhạc, mĩ vị, thể của
nó nhạt nhẽo, vô thanh vô hình, nhưng dụng của nó vô cùng.
36
將欲歙之,必固張之。將欲弱之。必固强之。將欲廢之,必固舉之。
將欲奪之,必固與之。是謂微明。柔弱勝剛强。
⿂不可脫於淵,國之利器不可以⽰⼈。
Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi.
Tương dục phế chi, tất cố cử chi. Tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi. Thị vị vi
minh. Nhu nhược thắng cương cường.
Ngư bất khả thoát ư uyên; quốc chi lợi khí bất khả dĩ thị nhân.