ba chữ “vi vô vi”, chương này kết thúc bằng ba chữ “bất cảm vi”.
65
古之善爲道者,⾮以明民,將以愚之。民之難治,以其智多。故以智
治國,國之賊,不以智治國,國之福。知此兩者,亦稽式。常知稽
式,是謂⽞徳。⽞徳深矣,遠矣,與物反矣!然後乃⾄⼤順。
Cổ chi thiện vi đạo giả, phi dĩ minh dân, tương dĩ ngu chi. Dân chi nan trị, dĩ
kì trí đa. Cố dĩ trí trị quốc, quốc chi tặc, bất dĩ trí trị quốc, quốc chi phúc. Tri
thử lưỡng giả, diệc kê thức. Thường tri kê thức, thị vị huyền đức. Huyền đức
thâm hĩ, viễn hĩ, dữ vật phản hĩ! Nhiên hậu nãi chí đại thuận.
Thời xưa, người khéo dùng đạo trị nước thì không làm cho dân khôn lanh cơ
xảo, mà làm cho dân đôn hậu chất phác. Dân sở dĩ khó trị là vì nhiều trí
mưu. Cho nên dùng trí mưu trị nước là cái hoạ cho nước, không dùng trí
mưu trị nước là cái phúc cho nước. Biết phép tắc thì gọi là “huyền diệu”
(huyền đức) [coi chương 51]. Đức huyền diệu sâu thẳm, cùng với vạn vật trở
về gốc [về đạo chất phác tức qui căn] rồi sau mới đạt được sự thuận tự
nhiên [cùng với đạo là một].
Chữ kê thức, bản Hà Thượng Công và nhiều bản cổ khác chép là khải 楷
thức, nghĩa là mô thức, phép tắc, tiêu chuẩn.
Câu cuối: “dữ vật phản hĩ”, có người dịch là: “(huyền đức hoạt động) ngược
với thói quen của vạn vật”.
66
江海所以能爲百⾕王者,以其善下之,故能爲百⾕王。是以聖⼈欲上
民,必以⾔下之;欲先民,必以⾝後之。是以聖⼈處上⽽民不重;處
前⽽民不害。是以天下樂推⽽不厭。以其不爭,故天下莫能與之爭。