mới thật đáng quí.
Bốn chữ cuối: “bị hạt hoài ngọc” nghĩa cũng như: “ngoại đồng kì trần
(chương 4) nội thủ kì chân”
.
71
知不知上;不知知病。聖⼈不病,以其病病。夫唯病病,是以不病。
Tri bất tri thượng; bất tri tri bệnh. Thánh nhân bất bệnh, dĩ kì bệnh bệnh. Phù
duy bệnh bệnh, thị dĩ bất bệnh.
Gọn quá hoá tối. Câu đầu: những chữ “tri bất”, “bất tri tri”, không ai biết tác
giả muốn nói gì, chỉ có thể đoán nghĩa thôi. Chúng tôi đã thấy bốn cách
đoán:
1. “Tri bất tri thượng” là biết cái không thể biết được, tức đạo thì cao
minh; nhưng còn “bất tri tri bệnh” là không biết cái có thể biết được,
tức cái tri thức vụn vặt của thiên hạ, thì cũng đáng khen chứ, sao lại
gọi là “bệnh”, là sai lầm? Giảng cách đó nghe chừng không thông.
2. “Tri bất tri” nghĩa cũng như “học bất học” trong chương 64, biết được
cái vô tri vô thức, tức mỗi ngày một giảm dần tri thức của mình đi, cho
tới hồn nhiên, chất phác, như vậy là cao minh; còn “bất tri tri” dịch ra
sao? tất phải dịch như trên, nghe cũng không xuôi.
3. Biết mà cho mình không biết, thì là cao minh; không biết mà cho mình
biết, thì là sai lầm. Hiểu như vậy thì câu này đả quan niệm: “Tri vi tri
chi, bất tri vi bất tri” của Khổng tử. Cách hiểu này được nhiều người
theo.
4. Biết mà làm ra vẻ ngu tối, không biết, thì là cao minh. Trong bản dịch
dưới đây tôi theo cách này vì hợp với chủ trương “hoà kì quang” (che
bớt ánh sáng của mình đi) – ch.4 và 56 – và “tri giả bất ngôn” (biết thì
không nói) – ch.51: