5. Biết mà làm ra vẻ ngu tối là cao minh; không biết mà làm ra vẻ biết
rõ, sáng suốt là sai lầm. Thánh nhân sở dĩ không có tật sai lầm đó vì
nhận cái tật đó là tật (dĩ kì bệnh – chữ bệnh trên là động từ, chữ bệnh
dưới là danh từ). Cho cái tật sai lầm đó là tật cho nên mới không sai
lầm.
72
民之不畏威則⼤威⾄。無狎其所居,無厭其所⽣。夫唯不厭,是以不
厭。是以聖⼈⾃知不⾃⾒:⾃愛不⾃貴。故去彼取此。
Dân chi uý uy tắc đại uy chí. Vô hiệp kì sở cư, vô yếm kì sở sinh. Phù duy
bất yếm, thị dĩ bất yếm. Thị dĩ thánh nhân tự tri bất tự hiện: tự ái bất tự quí.
Cố khử bỉ thủ thử.
Dân mà không sợ sự uy hiếp (tức hà chính, bạo hình) của vua thì sự uy hiếp
lớn của dân sẽ đến với vua (tức dân sẽ nổi loạn). Đừng bó buộc đời sống của
dân (để cho dân an cư), đừng áp bức cách sinh nhai của dân. Vì không áp
bức dân nên dân mới không bức lại vua (không phản kháng).
Vì vậy thánh nhân biết quyền năng của mình mà không biểu lộ ra, yêu cái
đức của mình mà không tự cho là tôn quí. Cho nên bỏ cái sau (tự hiện, tự
quí) mà giữ cái trước (tự tri, tự ái).
Câu đầu, chữ uy có người hiểu là “cái đáng sợ”; hoặc “uy quyền” (dân không
sợ uy quyền của vua thì vua mau được uy quyền).
Câu thứ nhì, có người hiểu là: đừng làm hẹp chỗ ở của dân; hoặc: đừng chê
chỗ ở của mình là hẹp.
Đoạn dưới, “tự tri, tự hiện, tự ái, tự quí” có thể dịch là “biết mình, không
khoe, yêu mình, quí mình”.