1. Về nội dung:
Bộ Lão tử: Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh (chương 25).
a) phủ nhận trời là độc tôn, mà trên trời còn có Đạo, Đạo mới là gốc của trời
đất (Cốc thần bất tử, thị vị huyền tẫn, huyền tẫn chi môn, thị vị thiên địa căn
– chương 6). Thời Xuân Thu, ngay cả đầu đời Chiến Quốc (Mặc tử) ai cũng
thờ trời, tôn trọng trời, không thể có thuyết đó được.
b) phản đối chính sách thượng hiền (trọng người hiền) (Bất thượng hiền, sử
dân bất tranh – chương 3). Mà theo họ chính sách thượng hiền (nghĩa là
dùng người hiền, có tài đức, bất kì trong giai cấp nào, để giao cho việc trị
dân, chứ không nhất thiết chỉ dùng bọn quí tộc, dù bất tài, vô hạnh) xuất hiện
khá trễ, vào thời Mặc tử (Mặc tử có thiên Thượng hiền) cùng với giai cấp tân
địa chủ và giai cấp “sĩ” do Khổng tử đào tạo (Khổng tử dạy các môn sinh đa
số trong giới bình dân, tân địa chủ để họ thành những chính trị gia có tài
đức). Phải có chính sách thượng hiền rồi Lão tử mới đả nó được, vậy Lão tử
phải xuất hiện sau Khổng tử, Mặc tử.
c) đả đảo lễ: “lễ giả, trung tín chi bạc, nhi loạn chi thủ” (đã dẫn ở trên); tư
tưởng đó không thể xuất hiện trong thời Xuân Thu được; mà đả đảo lễ, nhân,
tức là đả đảo Khổng, Mặc, vậy Lão tử theo họ phải xuất hiện sau Khổng,
Mặc.
Lí do a) có thể chấp nhận được. Quả thực vũ trụ quan trong Lão tử tiến bộ
hơn của Khổng, Mặc (coi phần sau) và theo “diễn tiến tư tưởng” (Vũ Đồng –
sách đã dẫn – tr.11) thì Lão tử phải xuất hiện sau Khổng, Mặc.
Còn hai lí do sau thì không vững. Dân tộc Trung Hoa có tinh thần “tuyển
hiền” rất sớm, các vua chúa của họ cũng biết dùng chính sách truyền hiền,
trễ nhất là 6-7 trăm năm trước Khổng tử, Mặc tử rồi. Không kể những truyện
“truyền hiền” (Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn, Thuấn cho Vũ) mà chúng ta
có thể cho là tục lệ dưới chế độ bộ lạc, hoặc những truyền thuyết do nhà Nho