LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 28

tạo ra; ngay từ đời Chu, Văn vương và Võ vương đã biết dùng người hiền

trong giới bình dân là Lã Vọng (Thái Công Vọng) để đánh bại nhà Ân, rồi

phong cho làm vua nước Tề; rồi trước Khổng tử khoảng trăm năm, Tề Hoàn

công cũng nhờ Quản Trọng, một người hiền trẻ nghèo khổ, bán dầu, mà lập

nghiệp bá, Quản Trọng lại đề cử mấy người hiền nữa như Ninh Thích, một

người chăn bò… Hoàn công đều trọng đãi hết. Điều đó dễ hiểu: trong thời

loạn, chư hầu nào muốn mạnh lên, làm bá chủ hoặc thôn tính các chư hầu

khác, thì đều phải dùng người hiền tài trong giới bình dân, nếu không kiếm

được trong giới quí tộc.

Lão tử mạt sát lễ, thì Mặc tử cũng mạt sát lễ, mà ngay thời Xuân Thu chắc

cũng đã có nhiều người thấy cái lệ của nhà Nho là phiền phức đâu phải đợi

đến thời Chiến Quốc. Không thể bảo chủ trương đó phải xuất hiện sau

Khổng, Mặc.

d) theo Ngô Tất Tố (sách đã dẫn

[27]

– tr.15) thì Phùng Hữu Lan còn dẫn

thêm đoạn này trong Sử kí để chứng rằng Lão tử ra sau Luận ngữ: “Về

phương diện thực hành, họ (phái Đạo gia) theo luật thiên nhiên của “Âm

Dương”, lượm nhặt những chỗ hay của Khổng giáo và Mặc giáo để dung

hợp với những điều cốt yếu của Danh gia và Pháp gia”.

Lí do này vững, và còn chứng tỏ thêm rằng Lão tử không phải chỉ do một

người viết – chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một đoạn sau.

2. Về hình thức:

Ý kiến của các học giả như sau:

a) Trước Khổng tử không có trường hợp nào tư nhân trứ thuật. Vì theo

Chương Thực Trai, một sử gia đời Thanh, thời đó các nhà cầm quyền giữ

điển chương, còn các sử gia thì chép các việc xảy ra. Bọn đó đều là quí tộc

có học thức, lo việc trị dân, đâu có thì giờ nghĩ tới việc viết sách; vả lại nếu

họ có chủ trương gì mới thì có đủ phương tiện để thi hành, không cần phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.