LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 30

Tạp thiên, chứ không phải Nội thiên, nghĩa là trong những thiên không phải

của Trang tử viết mà của người đời sau, môn đệ gần xa viết, có khi cũng

chẳng phải môn đệ nữa.

- Ngoại thiên dẫn tất cả 19 lần: Khư khiếp 4, Tại hựu 2, Thiên địa 2, Thiên

đạo 1, Chí lạc 3, Đạt sinh 1, Sơn mộc 2, Điền Tử Phương 1, Trí Bắc du 3.

- Tạp thiên dẫn 5 lần: Canh Tang Sở 2, Tắc Dương 1, Ngụ ngôn 1, Thiên hạ

1.

Chiến Quốc sách dẫn 2 lần, 1 trong Tề sách, 1 trong Nguỵ sách.

Hàn Phi tử, ngoài những thiên Giải Lão, Dụ Lão (chuyên giảng về Lão học),

còn dẫn Lão tử 1 lần ở thiên Ngoại trữ thuyết tả hạ, 1 lần ở thiên Lục phản.

Lã thị Xuân Thu dẫn 4 lần trong 4 thiên: Quí sinh, Chế nhạc, Nhạc thành,

Quân thủ.

Tất cả những lí do đưa ra ở trên, nếu xét từng lí do một thì không đủ vững,

nhưng nếu gồm cả lại thì cho phép ta kết luận một cách gần chắc chắn rằng

Lão tử phải xuất hiện sau Khổng, Mặc và trước Mạnh, Trang (hai nhà này

đồng thời nhau), tức trong thế kỉ thứ IV trước T.L.

B. DO AI VIẾT?

Thế là giải quyết xong được vấn đề Lão tử xuất hiện thời nào? Còn vấn đề ai

viết bộ đó? Mọi người đều cho rằng do môn sinh viết.

Đọc các tác phẩm triết học thời Tiên Tần, chúng ta không nên quên ba điều

này:

có rất nhiều nguỵ thư, nghĩa là những sách do đời sau (Hán, hoặc sau

đời Hán) viết như bộ Quản tử, bộ Án thị Xuân Thu có lẽ cả bộ Liệt tử

nữa mà có người cho là của đời Nguỵ, Tấn…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.