LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 38

Tín ngôn bất mĩ (ch.81)

Theo Max Kaltenmax (trong Lao Tseu et le Taoïsme – Seuil – 1965) thì một

số cách ngôn đó đã xuất hiện trong dân gian trước thời Lão tử và Đạo Đức

kinh, có thể coi là một túi khôn của dân tộc Trung Hoa.

D. CÁC BẢN CHÚ THÍCH

Văn trong Đạo Đức kinh gọn quá; người viết cốt chỉ gợi ý hoặc ghi lại cho

dễ nhớ chứ không phải để cho người khác đọc

[32]

, nên nhiều câu tối nghĩa,

mỗi người có thể chấm câu một khác, hiểu một khác.

- Ví dụ, chương 1 có hai câu, Vương Bật chấm câu như sau:

Vô danh, thiên địa chi thủy; hữu danh vạn vật chi mẫu.

Cố thường vô dục dĩ quan kì diệu; thường hữu dục dĩ quán kì hiếu.

Chấm như vậy thì câu sau, “vô dục”, “hữu dục” nhiều người hiểu là không

có lòng dục (không cảm động), có lòng dục (cảm động).

Tư Mã Quan, Vương An Thạch, Tô Thức, Lương Khải Siêu chấm khác:

-Vô, danh thiên địa chi thủy; hữu, danh vạn vật chi mẫu.

-Cố thường vô, dục dĩ quan kì diệu; thường hữu, dục dĩ quán kì hiếu.

Ngắt câu sau chữ “vô”, “hữu” thì hai chữ đó có nghĩa khác hẳn: từ “chỗ

không”, từ “chỗ có” mà xét… (tựa như câu: tự kì biến giả…, bất biến giả nhi

quan chi… trong bài Tiền Xích Bích phú của Tô Thức).

- Dù chấm câu như nhau, người ta vẫn có thể khác nhau rất xa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.