kinh; ở Anh, Đức số bản dịch nếu không hơn thì cũng không kém. Ở nước
mình, mới chỉ có một cuốn giới thiệu đạo Lão tức cuốn của Ngô Tất Tố
chúng tôi đã dẫn, một bản dịch và giải thích của Nghiêm Toản (Bộ Quốc gia
Giáo dục – 1959), và một bản dịch nữa của Nguyễn Duy Cần (Khai Trí –
1961).
Ở Trung Hoa, bản văn cổ nhất giải thích Đạo Đức kinh là bộ Hàn Phi tử,
thiên Giải Lão và Dụ Lão, nhưng chỉ giải thích một phần nhỏ Đạo Đức kinh
thôi, mà lại không chắc Hàn Phi viết.
Hai bản cổ nổi tiếng hơn là:
Lão tử chương cú của Hà Thượng công (ông ở trên bờ sông), không biết tên
thật là gì, tương truyền là một ẩn sĩ sống đời Hán Văn đế (180-157), nhưng
có phần chắc là ở cuối Hậu Hán (thế kỉ II sau T.L).
Bài Tựa bản đó chép rằng Hán Văn đế thích đọc Lão tử, gặp nhiều chỗ
không hiểu mà không biết hỏi ai. Khi nghe nói có một Đạo giả ở trong một
cái chòi tranh trên bờ sông, không lúc nào rời cuốn Đạo Đức kinh, ông phái
một sứ giả lại hỏi nghĩa những đoạn khó; nhưng Hà Thượng công buộc nhà
vua phải thân hành tới. Nhà vua đành phải tới, nhưng trách ngay Hà Thượng
công là không biết phép vua tôi: “Khắp gầm trời, không đâu không phải đất
của vua, khắp mặt đất, bến nước, không người nào không phải là bề tôi của
vua
… Thầy tuy hiểu đạo, nhưng chỉ là một bề tôi của ta. Thái độ như
vậy không phải là tự cao quá, không biết uốn mình ư?
. Nên biết rằng làm
cho ai giàu hoặc nghèo, sang hoặc hèn, đều là quyền của ta cả”. Tức thì Hà
Thương công bay bổng lên cao, lơ lửng ở giữa trời, rồi đáp nhà vua: “Tôi
bây giờ không ở trên trời, cũng không ở dưới đất giữa loài người, như vậy có
còn là bề tôi của nhà vua không?”. Văn đế biết Hà Thượng công là một siêu
nhân, lúc đó mới khúm núm xin lỗi và được Hà Thượng công trao cho một
bản Đạo Đức kinh với lời chú giải. (Theo bản dịch của Kaltenmark trong
sách đã dẫn, tr.23-25).