Một bản nữa là bản Lão tử chú của Vương Bật (226-249). Ông này cực
thông minh, mới 23 tuổi mà đã chú giải Dịch kinh và Đạo Đức kinh, sinh đời
Nguỵ Văn đế (Tam Quốc), làm thượng thư lang, rất tiếc là quá yểu. Bản chú
thích của ông có tính cách huyền học, còn bản của Hà Thượng công có tính
cách thực dụng.
Có vài vị hoàng đế Trung Hoa cũng chú thích Đạo Đức kinh, như Lương Vũ
đế (502-549) đời Nam Triều, soạn hai bộ Lão tử giảng sớ, Lão tử sớ lí
cương; và Huyền Tôn đời Đường mà, theo Kaltenmark, bản chú giải được
nhiều người thích.
Ngoài ra có thể kể thêm:
Tô Thức: Lão tử giải,
Tất Nguyên: Lão tử Đạo Đức kinh khảo dị,
Cao Hanh: Lão tử chính hỗ,
Diệp Mộng Đắc: Lão tử giải…
vân vân…
Chúng tôi không thu thập được nhiều, ngoài những cuốn của Ngô Tất Tố,
Nghiêm Toản, Nguyễn Duy Cần, Kaltenmark đã dẫn trên, và không kể
những cuốn viết chung về triết học Trung Hoa, như của Phùng Hữu Lan, Vũ
Đồng… chỉ có thêm những cuốn này:
Lão tử bạch tân giải của Lưu Tư – Văn Nguyên thư cục – Đài Loan –
1969.
Lão tử triết học của Trương Khởi Quân – Chính Trung thư cục – Đài
Loan – 1968.
Lão tử độc bản của Dư Bồi Lâm – Tam Dân thư cục – Đài Bắc –