chứ không dùng để giảng sự tạo thành của vũ trụ.
Ngoài ra còn thuyết âm dương nữa, cũng không biết xuất hiện từ thời nào.
Cứ theo sách Quốc ngữ thì năm thứ ba đời Chu U vương (-779) xảy ra một
cuộc động đất và Bá Dương Phủ cho là “do khí dương bị nén không thoát ra
được, khí âm bị nén không bốc ra được mà có hiện tượng đó”. Nhưng cái gì
sinh ra hai động lực thiên nhiên ấy thì chưa thấy nói tới, phải đợi khi xuất
hiện Dịch truyện, người ta thêm quan niệm thái cực nữa rồi mới vạch được
lịch trình cuộc biến hoá trong vũ trụ. Hệ từ thượng truyện nói:
“Dịch có Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng, Tứ tượng
sinh ra Bát quái”. Lưỡng nghi là âm dương, tứ tượng là bốn mùa, bát quái là
Càn (trời), Khôn (đất), Chần (sấm sét), Tốn (gió), Khảm (nước), Li (lửa),
Cấn (núi), Đoài (chằm).
Nhưng về tác giả của Kinh Dịch thì nhiều người còn thắc mắc. Từ trước
người ta tin rằng 10 thiên Thập dực, tức Dịch truyện (Thoán truyện thượng,
hạ; Tượng truyện thượng, hạ; Hệ từ truyện thượng, hạ; Văn ngôn truyện,
Thuyết quái truyện, Tự quái truyện, Tạp quái truyện) do Khổng tử viết thêm;
ngày nay nhiều học giả cho rằng điều đó sai. Phùng Hữu Lan bảo Thập dực
do các nhà Nho thời đầu Hán viết; Vũ Đồng bảo Chu Dịch do một số nhà
Nho đồng thời với Tuân tử soạn; Quách Mạc Nhược cũng bảo Thập dực của
môn đệ Tuân tử viết, mà tư tưởng trong Dịch tổng hợp tư tưởng Khổng, Lão.
Vì vậy chúng tôi cho rằng Lão tử là người đầu tiên bàn về nguồn gốc của vũ
trụ. Trước ông chưa có ai đặt ra câu hỏi vũ trụ có “thuỷ” có “chung” không.
Ông cho rằng vũ trụ có khởi thuỷ và cơ hồ không có chung.
A. ĐẠO: BẢN NGUYÊN CỦA VŨ TRỤ
Chương 25 ông bảo: