Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất (…) có thể coi nó là mẹ của
vạn vật trong thiên hạ
Chương 52 ông nói rõ thêm:
Vạn vật có nguồn gốc, nguồn gốc đó là mẹ của vạn vật.
Cái đó, ông không biết nó là con ai, có lẽ nó có trước thượng đế (chương 4).
Vậy Lão tử bác bỏ thuyết trời (thượng đế) sinh ra vạn vật, mà có cái gì khác
sinh ra vũ trụ, có trước thượng đế.
Cái đó, ông không biết tên là gì, tạm đặt tên cho nó là “đạo” (ch.25). Ông
không tạo ra một tiếng mới mà dùng một tiếng cũ để diễn một ý mới. Chữ
đạo {道}
mới đầu trỏ một đường đi, rồi sau trỏ cái lí phải theo, như khi
người ta nói: đạo làm người, đạo làm con…; sau cùng nghĩa mở rộng ra nữa,
và đạo trỏ luật, trật tự thiên nhiên. Lão tử có lẽ đã lựa chữ đạo để trỏ bản
nguyên của vũ trụ vì cái nghĩa sau cùng đó. Nhưng ông nhận rằng tên đó,
ông dùng tạm vậy thôi vì không thể tìm được một tên nào thích hợp, và ngay
cái bản nguyên của vũ trụ đó cũng không thể nào diễn tả được. Cho nên ông
mở đầu Đạo Đức kinh bằng câu:
Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà
có thể đặt ra để gọi nó (đạo) thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến.
Ông thú thật với ta rằng cái đạo đó huyền diệu vô cùng, vĩnh cửu bất biến,
công dụng của có vô biên, ông không hiểu biết nó được (vì con người chỉ là
một phần tử cực kì bé nhỏ của nó, đời sống lại cực kì ngắn ngủi so với sự
vĩnh cửu vô chung của nó) và chỉ có thể truyền cho ta ít điều ông suy tư về
nó, để ta dùng trực giác mà lĩnh hội được phần nào thôi, chứ ông không
chứng minh gì cả.
Muốn đặt tên cho một vật gì thì phải có hình tượng, phải không đồng thời