LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 49

đạo sinh ra, biến hoá rồi lại trở về đạo; “luật vận hành của đạo là trở về lúc

đầu” (phản giả đạo chi động – ch.40). Vậy cơ hồ ông cho rằng không gian

thì có thể hữu hạn, nhưng thời gian thì vô cùng.

Trên dòng thời gian vô chung đó, đạo xuất hiện vào một thời điểm nào đó và

ông tạm lấy điểm đó làm khởi thuỷ, cho nên bảo: “Ta không biết nó là con

ai”.

Tóm lại, chúng tôi đoán Lão tử cho rằng vũ trụ không có chung, mà có một

khởi thuỷ – ông gọi là đạo – nhưng ông cũng ngờ còn có một cái gì trước cái

khởi thuỷ đó, mà ông chưa suy ra được.

Sau này Trang tử khẳng định hơn Lão tử, trong thiên Tề vật luận bảo nếu có

khởi thuỷ thì đương nhiên phải có cái gì trước khởi thuỷ đó, cứ như vậy

ngược lên hoài sẽ thấy thuyết có khởi thuỷ là không thoả đoán (Hữu thuỷ dã

giả, hữu vị thuỷ hữu thuỷ dã giả, hữu vị thuỷ hữu phù vị thuỷ hữu thuỷ dã

giả

[43]

).

Đến phái Trang học đời sau nữa, thì học dứt khoát hơn, chẳng có cái gì gọi

được là “khởi thuỷ” mà cũng chẳng có cái gì gọi được là “chung cùng” (vô

cổ vô kim, vô thuỷ vô chung – Trí Bắc du – Ngoại thiên).

Sau cùng, trong Tạp thiên, thiên Tắc Dương, cũng phái đó bảo loài người

không thể biết được cái thuỷ cái chung của vũ trụ (chung thuỷ bất khả tri).

Vậy chẳng nên bàn tới

[44]

.

- Nói về đạo, Lão tử, ngoài chữ “thường” ra, còn dùng thêm chữ đại (lớn),

như trong các chương 25, 67: đạo đại; ch.34: đại đạo phiếm hề (đạo lớn lan

tràn khắp cả)… Điều đó rất dễ hiểu: đạo sinh ra vạn vật, nuôi dưỡng vạn vật

(coi đoạn sau), vạn vật cuối cùng đều trở về đạo, thì tất nhiên không gì lớn

bằng đạo, chúng ta khỏi phải bàn thêm nữa.

- Nhưng đạo có hình trạng gì không? Có giống cái gì không? Ông chỉ đáp:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.