LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 67

một chính trị gia nữa, mà chỉ là một nhà tư tưởng, một triết gia. Ông quan sát

vũ trụ, thấy những luật biến thiên hiển nhiên mà ai cũng chấp nhận, và ông

khuyên chúng ta sống theo những luật đó, nếu không sẽ bị hoạ. Thế thôi.

Hình như ông nghĩ rằng các loài vật khác nhau đều sống theo luật tự nhiên

cả, đều giữ được cái “đức” đạo ban cho; chỉ duy loài người là đánh mất cái

“đức” đó, rồi mỗi ngày một sa đoạ thêm mà tới xã hội mới hoá ra loạn lạc

như ở thời ông.

Chương 38, ông viết:

Cho nên đạo mất rồi sau mới có đức, đức mất rồi sau mới có nhân, nhân

mất rồi sau mới có nghĩa, nghĩa mất rồi sau mới có lễ. Lễ là biểu hiện sự suy

vi của sự trung hậu thành tín, là đầu mối của sự hỗn loạn.

Chương 18 cũng diễn ý đó:

“Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa”.

Cho rằng loài người đánh mất cái “đức”, lại tin rằng con người có thể tìm lại

được cái “đức” do một cách tu dưỡng nào đó (chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này

trong một chương sau), tức là nhận rằng chúng ta có tự do ý chí; có định

mệnh là qui căn nhưng cũng có tự do ý chí tới một mức nào; có thể làm cho

luật phản phục, qui căn đó tiến mau hơn hay chậm hơn. Lão tử không nói ra,

nhưng có lẽ ông nghĩ như vậy, tin như vậy chăng? Nếu không tin, mà cho

rằng cái gì cũng có định mệnh cả, xã hội thịnh hay suy, trị hay loạn đều do

luật tự nhiên, tuần hoàn, con người không thể cưỡng lại được, thì tất ông

không viết sách. Nhưng có điểm quan trọng này ông lại không xét: loài

người do đạo sinh ra thì do đâu mà đánh mất cái đức? Do đâu mà đánh mất

cái phác do đạo phú cho? Do óc thông minh? Nhưng óc thông minh cũng do

đạo phú cho nữa. Do nhà cầm quyền gợi lòng dục cho dân? Nhưng dân phải

có sẵn lòng dục thì mới gợi được chứ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.