LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 69

Phải đặt câu “đại trực nhược khuất, đại xảo nhược chuyết” vào chương

45

[54]

, rồi so sánh chương này với chương 41, mới đoán được ý của Lão tử.

Chương 45:

Cái gì hoàn toàn thì dường như khiếm khuyết mà công dụng lại không bao

giờ hết; cái gì cực đầy thì dường như hư không mà công dụng lại vô cùng;

cực thẳng thì dường như cong, cực khéo thì dường như vụng, ăn nói cực

khéo thì dường như ấp úng”.

Chương 41:

Sách xưa có nói: đạo sáng thì dường như tối tăm, đạo tiến thì dường như

thụt lùi, đạo bằng phẳng dễ dàng thì dường như khúc mắc; đức cao thì

dường như thấp trũng; cao khiết thì dường như nhục nhã [cũng có thể hiểu:

thật trong trắng thì dường như dơ bẩn]; đức rộng lớn thì dường như không

đủ, đức mạnh mẽ thì dường như biếng nhác, đức chất phác thì dường như

không hư [có người dịch là hay thay đổi].

Hình vuông cực lớn thì không có góc [nói về không gian, nó không có góc vì

không biết góc nó đâu]; cái khí cụ cực lớn [đạo] thì không có hình trạng cố

định; thanh âm cực lớn thì nghe không thấy, hình tượng cực lớn thì trông

không thấy, đạo lớn thì ẩn vi, không thể giảng được…”.

Trong hai chương đó, Lão tử đều nói về đạo và vũ trụ, đều dùng nhiều tiếng

“dường như” (nguyên văn là nhược) để so sách hai cái ngược nhau: hoàn

toàn với khiếm khuyết, đầy với hư không, thẳng với cong, sáng với tối, tiến

với lùi, cao với thấp trũng v.v… để cho thấy tính cách ẩn vi, bí mật, không

thể giảng của đạo. Cho nên Grenier bảo thuyết của Lão có tính cách thần bí

là thế.

Sự luân phiên của các tương phản – tức sự tuần hoàn của vũ trụ – là một điều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.