LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 65

tháng, rằm sau tròn trở lại; bốn mùa thay phiên nhau, rồi năm sau trở lại mùa

xuân; thuỷ triều lên lên xuống xuống; cây cối từ đất mọc lên, lá rụng trở về

đất, thành phân nuôi cây; con người “từ cát bụi trở về cát bụi”. Vì vậy mà:

gió lốc không hết buổi sáng, mưa rào không hết ngày (phiêu phong bất

chung triêu, sậu vũ bất chung nhật – ch.23).

“Phù vật vân vân, cát phục qui kì căn” (ch.16).

(Vạn vật phồn thịnh đều trở về gốc (căn nguyên) của chúng). “Gốc” đó tức

là đạo.

Một tính cách của đạo là “phác”, cho nên qui căn (trở về gốc) cũng tức là trở

về “phác”: “Qui ư phác” (ch.28).

Chương 14, ông bảo “đạo trở về cõi vô vật” (phục qui ư vô vật); vậy thì vạn

vật trở về với đạo, tức trở về cõi vô vật. Ý đó diễn lại trong chương 40:

Luật vận hành của đạo là trở lại lúc đầu (…) Vạn vật trong thiên hạ từ

“có” mà sinh ra; “có” lại từ “không” mà sinh ra.” (Phản giả đạo chi

động… thiên địa vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô).

Thật minh bạch, mà cũng thật là “lôgích”. Khởi thuỷ là “vô”. Từ “vô” mà

sinh “hữu”, sinh ra vạn vật; vạn vật biến hoá tới một trạng thái nào đó rồi

đều quay trở lại, trở về với “vô”. Rồi từ cái “vô” lại sinh “hữu”, y như giai

đoạn trước

[52]

Có như vậy đạo mới ứng dụng vô cùng được, mà đạo mới

có thể “thường” (vĩnh cửu) được. Mà qui luật phản phục, qui căn đó cũng

vĩnh cửu, bất biến (thường). Biết được luật bất biến đó là sáng suốt, không

biết thì vọng động mà gây hoạ:

“Qui căn… thị vị phục mệnh. Phục mệnh viết thường. Tri thường viết minh,

bất tri thường vọng tác hung”.

Trở về gốc (căn nguyên)… gọi là “trở về mệnh”. Trở về mệnh là luật bất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.