LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 75

CHƯƠNG III: ĐẠO Ở ĐỜI

(Trong chương này và chương sau, chúng tôi bắt buộc phải dùng chữ đạo

khi thì với nghĩa thông thường, khi thì với nghĩa riêng của Lão tử: bản

nguyên của vũ trụ; nhưng hai nghĩa đó rất khác nhau, khó lầm được).

Lão tử cũng có thể nói như Khổng tử: “Ngô đạo nhất dĩ quán chi”

[59]

(Lí

nhân – 15). Đạo của ông còn nhất quán hơn đạo của của Khổng nữa. Hai chữ

“trung thứ

[60]

tóm tắt được hết nhân sinh quan của Khổng, còn chính trị

quan của Khổng không phải chỉ có “trung thứ”, mà còn “chính danh”, tôn

quân, thứ, phú, giáo v.v… nữa. Đạo của Lão tử thì hai chữ “phản phác”

(phác với nghĩa là đạo – trở về phác tức trở về đạo) tóm tắt được cả nhân

sinh quan lẫn chính trị quan của ông. Khi ông khuyên phải thuận tự nhiên,

vô vi, tránh cực đoan, khiêm, nhu, khí trí, quả dục… là khuyên người đời

trong cách xử thế mà cũng khuyên nhà cầm quyền trong phép trị nước.

Chúng tôi phải tách ra làm hai chương: đạo ở đời trong chương này và đạo

trị nước trong chương sau cho dễ trình bày, nhưng vẫn thấy là miễn cưỡng

mà không sao tránh được lời lập lại.

Xã hội theo Khổng

Dân tộc Trung Hoa tới đầu đời Chu (thế kỉ thứ XII trước T.L)

[61]

đã văn

minh lắm: xã hội được tổ chức hoàn chỉnh trên cơ sở tôn quân quyền, phụ

quyền và nam quyền: Quyền trị dân thuộc về giai cấp quí tộc, họ nắm luôn

quyền tôn giáo (chỉ thiên tử mới được tế trời đất, bốn phương, chư hầu chỉ

được tế phương mình ở, người dân chỉ được tế tổ tiên); họ có bổn phận che

chở dân, dân phải nuôi họ, tuân lệnh họ. Trong nước thì như vậy, còn trong

nhà thì người cha nắm quyền, đàn ông có quyền hơn đàn bà. Trong xã hội thì

kẻ sĩ đứng đầu, rồi tới nông dân, công đứng sau nông, thương bị coi rẻ hơn

cả. Tổ chức đó chặt chẽ, có tôn ti hẳn hòi, xã hội nông nghiệp nào hồi đầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.