LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 77

Triết gia duy nhất không hề nhắc tới tên Khổng tử, cũng không hề ám chỉ

đạo Khổng (hay một đạo nào khác), chỉ ôn tồn với một thái độ rất “triết”,

trình bày học thuyết của mình, chẳng đả ai, cũng chẳng khen ai, mà chỉ trong

khoảng 5.000 chữ đã làm một cuộc cách mạng lớn về tư tưởng, lật ngược

hẳn lại đạo Khổng, cả về vũ trụ quan lẫn nhân sinh quan, chính trị quan, triết

gia duy nhất đó là Lão tử.

Lật ngược nền luân lí của Khổng

Đạo Đức kinh mở đầu bằng mấy lời Lão tử báo trước cho chúng ta rằng đạo

là một cái gì rất huyền vi, chính ông không hiểu rõ được và loài người không

có ngôn ngữ gì diễn tả được, cho nên ông không thể giảng cho ta được, chỉ

gợi ý cho ta được thôi để ta tự tìm hiểu lấy.

Rồi qua chương 2, ông lại báo trước cho ta một điều quan trong nữa: phải bỏ

quan niệm sai lầm về thiện, ác của xã hội đương thời tức của Khổng Mặc đi,

trước khi tìm hiểu đạo, tìm hiểu học thuyết của ông. Ông viết:

Ai cũng cho cái đẹp là đẹp, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái xấu; ai

cũng cho điều thiện là thiện, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác

[62]

.

Là vì “có” và “không” sinh lẫn nhau; dễ và khó tạo nên lẫn nhau; ngắn và

dài làm rõ lẫn nhau; cao và thấp dựa vào nhau; âm và thanh hòa lẫn nhau;

trước và sau theo nhau”.

Nghĩa là trong vũ trụ không có gì vốn tốt, vốn xấu; đạo không phân biệt tốt

xấu, như chương trên chúng tôi đã nói. Vậy thì thánh nhân – tức là người đã

hoà đồng với đạo, hoàn toàn hư tĩnh, theo tự nhiên – chỉ có một cách xử sự

là:

…theo thái độ vô vi, dùng thuật không nói mà dạy dỗ, để cho vạn vật tự

nhiên sinh trưởng mà không can thiệp vào…”.

Ông chưa phải là bậc thánh nhân đó, mà lại muốn sửa lại sự lầm lẫn quá hữu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.