LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 78

vi của người đời ngày càng xa đạo, thì không thể “vô ngôn” được và tất phải

vạch ra điều nào nên theo, điều nào không nên nghĩa là đưa ra những giá trị

khác, hợp với đạo.

Ông chê những đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, và trung hiếu của đạo Khổng:

Cho nên đạo mất rồi, sau mới có đức” (Đạo ở đây là tổng nguyên lí của vạn

vật, đức là nguyên lí của mỗi vật, tức một phần của đạo; đức cũng có thể

hiểu là bản năng sinh tồn của mỗi vật). “Đức mất rồi sau mới có nhân, nhân

mất rồi sau mới có nghĩa, nghĩa mất rồi sau mới có lễ

[63]

. Lễ là sự biểu hiện

của sự suy vi của sự trung hậu thành tín, là đầu mối của hỗn loạn. Dùng trí

tuệ mà tính toán trước thì chỉ là cái loè loẹt của đạo, mà là nguồn gốc của

ngu muội” (ch.38).

Chương 18 ông lại nói:

Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa; trí xảo xuất hiện rồi mới có trá ngụy;

gia đình (cha mẹ, anh em, vợ chồng) bất hòa rồi mới sinh ra hiếu, từ; nước

nhà rối loạn mới có tôi trung”.

Hai đoạn dẫn trên là lời mạt sát chung các nền luân lí của các dân tộc, mạt

sát sự văn minh của nhân loại từ xưa tới nay chứ chẳng phải của riêng Trung

Hoa thời đó. Theo Lão tử thì loài người bẩm sinh có lòng yêu cha mẹ, yêu

con, yêu đồng loại, tôn trọng bề trên v.v… cũng như loài chim, loài nai

chẳng hạn, không loài nào không nuôi nấng, che chở cho con khi con còn

nhỏ, không quyến luyến với mẹ, không hợp đoàn, không theo con đầu

đoàn…; đạo và đức khiến như vậy. Những tình cảm đó hồn nhiên, trong

sạch, không suy tính.

Loài người để mất tình cảm hồn nhiên đó rồi, mới đặt ra nhân, nghĩa, lễ, trí,

tín, hiếu trung; bảo phải hành động ra sao mới là nhân, nghĩa, hiếu, trung, là

cố ý rồi, nhắm một mục đích rồi, không thành thực nữa; nếu lại bắt buộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.