đạo, do đạo sinh ra rồi trở về với đạo, mục đích là tìm một lối sống hợp với
đạo.
Học theo cách đó thì:
“Không ra khỏi cửa mà biết được [sự lí trong] thiên hạ; không dòm ra ngoài
cửa mà biết được đạo trời. Càng đi xa càng biết được ít (vì chỉ biết được
những hiện tượng trước mắt thôi, biết được phần tử, không biết được toàn
thể). Cho nên thánh nhân không đi mà biết, không nhìn mà thấy rõ, không
làm mà nên”. (ch.47).
Lật ngược chế độ tôn ti của Khổng
Tới đây chúng ta đã thấy Lão tử lật ngược nền luân lí Khổng giáo. Ông còn
lật ngược cả chế độ tôn ti, phong kiến của Khổng nữa.
Lão coi vạn vật như nhau, không phân biệt quí, tiện, như vậy là chủ trương
bình đẳng; ông lại bảo phải để cho vạn vật tự nhiên phát triển theo bản tính
của chúng, không can thiệp vào, như vậy là chủ trương tự do. Bình đẳng và
tự do là những giá trị ngược với chế độ phong kiến dựng trên quân quyền,
phụ quyền và nam quyền.
Lão tử không cực đoan như Trang tử mà đưa ra chủ trương vô chính phủ.
Ông vẫn còn duy trì ngôi vua, nhưng nhiệm vụ và quyền hành của vua bị
giảm thiểu gần như không còn gì. Vua chỉ có mỗi việc là vô vi, nghĩa là
không can thiệp vào đời sống của dân, chỉ coi chừng cho dân sống theo tự
nhiên, ngăn ngừa trước cho dân khỏi đánh mất bản tính thuần phác. Điểm
đó, chúng tôi sẽ bàn thêm. Vì không thờ thượng đế, quỉ thần, vua mất luôn
quyền giáo chủ.
Hơn nữa, vua tuy ở trên dân mà không quí bằng dân, vì:
“Sang lấy hèn làm gốc, cao lấy thấp làm nền” (Quí dĩ tiện vi bản, cao dĩ hạ