vi cơ). Các vua chúa mới tự xưng là cô (côi cút), quả (ít đức), bất cốc (không
tốt) chính là lẽ đó.” (ch.39).
Vậy vua phải tự đặt mình ở dưới, ở sau dân:
“Sông biển sở dĩ làm vua trăm khe lạch [nghĩa là nơi qui tụ của mọi khe] vì
khéo ở dưới thấp nên làm vua trăm khe lạch. Vì thánh nhân [tức hạng vua
chúa] muốn ở trên dân thì phải nói lời khiêm hạ, muốn ở trước dân thì phải
lùi lại sau.” (ch.66).
Chương 7 cũng diễn ý đó:
“Thánh nhân đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình
ra ngoài mà thân mới còn được”.
Lão tử không nói tới phụ quyền (quyền của cha), nhưng cứ theo qui tắc vô
vi, bất can thiệp thì nhiệm vụ và quyền của cha cũng giảm thiểu như quyền
của vua. Cha chỉ phải nuôi con, che chở chúng, hướng dẫn chúng sống theo
tự nhiên, như vậy là “từ phụ” (cha hiền từ) rồi.
Ông cũng không nói đến nam quyền (quyền của đàn ông, của chồng), nhưng
rõ ràng ông trọng nữ tính hơn nam tính. Chương 28 ông khuyên ta phải:
“Biết trống (nam tính) mà giữ mái (nữ tính)” (Tri kì hùng, thủ kì thư).
Chương 61, ông nói thêm:
“…nên giống như giống cái trong thiên hạ. Giống cái nhờ tĩnh mà thắng
giống đực (ham động)”.
Vì trọng nữ tính cho nên ông cho đạo là nữ tính, chứ không như Khổng cho
Thượng đế (và như người phương Tây cho Dieu là père
) có nam tính.
Ngay trong chương đầu ông đã bảo đạo là “mẹ của vạn vật” (vạn vật chi