LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 86

chương 37: “Phù diệc tương vô dục” (Khiến cho vạn vật không còn [tư]

dục);

nhưng chúng ta nên nhớ rằng chữ ở đó cũng như chữ trong danh từ

vi, không có nghĩa là hoàn toàn không, không trái hẳn với hữu. Vô vi không

phải là hoàn toàn không làm gì cả mà là đừng làm gì trái với luật tự nhiên

của vũ trụ; vô dục không phải là hoàn toàn không ham muốn gì cả, mà đừng

ham muốn cái gì ngoài những nhu cầu tối thiểu tự nhiên của con người. Vậy

vô dục tức là quả dục, hoặc tiết dục.

Về điểm tiết dục, thuyết của Lão tử không có gì mới mẻ, Khổng tử và Mặc

tử cũng chủ trương như ông, chỉ khác là ông nhấn mạnh hơn hai nhà kia, tiến

xa hơn, cho thái độ vô dục là hạnh phúc hoàn toàn, là điều kiện để trở về đạo

mà nhân loại mới khỏi loạn, còn Nho giáo chỉ cho nó là điều kiện để giữ tư

cách (Khổng), hoặc nuôi cái tâm (Mạnh)

[66]

; và Mặc tử coi nó là một sự

khắc khổ nên theo để mưu hạnh phúc chung trong khi còn nhiều người khốn

cùng, khắc khổ tới mức chỉ mong thoả mãn được ba nhu cầu căn bản này

thôi: đủ ăn, đủ mặc, mệt nhọc, đau ốm được nghỉ ngơi: “Dân có ba mối lo:

đói mà không được ăn, rét mà không có áo, mệt mà không được nghỉ, ba cái

đó là ba mối lo lớn của dân) – (Phi Nhạc).

Lão tử nhiều lần nhắc ta phải quả dục. Ở trên chúng tôi đã dẫn câu: “học bất

học” của ông trong chương 64. Cũng chương đó ông bảo phải “dục bất dục”,

nghĩa là chỉ nên muốn một điều là vô dục, quả dục.

Chương 19 ông gắn liền quả dục với “bão phác”:

…biểu hiện sự mộc mạc, trong thì giữ sự chất phác, giảm tư tâm, bớt dục

vọng” (hiện tố, bão phác, thiểu tư, quả dục).

Chương 37, ông nói rõ hơn:

…trong quá trình biến hóa, tư dục của vạn vật mà phát ra thì ta dùng cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.