LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 89

Tri túc là điều kiện cốt yếu của hạnh phúc mà phương Đông chúng ta coi

trọng. Ngoài hai câu dẫn trên trong Đạo Đức kinh, người Trung Hoa còn

những châm ngôn này nữa: “Tri túc, tiện thị túc, đãi túc hà thời túc?” (Biết

thế nào là đủ thì sẽ đủ, đợi cho có đủ thì bao giờ mới đủ?) và “Nhân dục vô

nhai, hồi đầu thị ngạn” (Lòng dục của con người không có bờ bến, nhưng

nhìn lại phía sau mình thì đó là bờ bến đấy). Người phương Tây trái lại,

muốn được thêm hoài, cho nên họ tiến mau, phú cường, nhưng chịu hoạ

cũng lớn, và hiện nay đã có nhiều người nghĩ phải chặn cái nền văn minh

tiêu thụ lại, không cho nó tiến thêm nữa.

Tri túc thì “Khứ thậm, khứ xa, khứ thái” (bỏ những cái gì thái quá – ch.29)

và không cho tình trạng nào, dù tốt tới mấy, phát triển tới cực điểm, vì theo

luật tuần hoàn trong vũ trụ, hễ phát tới cực điểm thì sẽ quay trở lại (phản

phục), sẽ suy:

Vật gì cũng vậy, cường tráng rồi thì sẽ già” (Vật tráng tắc lão – ch.30).

Giữ chậu đầy hoài, chẳng bằng thôi đi; mài cho bén nhọn thì không bén

lâu” (Trì nhi doanh chi, bất như kì dĩ, suỷ nhi nhuệ chi, bất khả trường bảo –

ch.9).

Hễ lên tới cực điểm rồi thì ngừng lại, đó là một trường hợp “vật hoặc tổn chi

nhi ích” (vật có khi bớt đi mà lại là thêm lên); nếu trái lại, không ngưng mà

cho tăng hoài thì mau suy, mau kiệt, như vậy là “ích chi nhi tổn” (thêm lên

mà hoá ra bớt đi) (Chương 42).

Tiếp vật

Đối với mình thì quả dục, phản phác; đối với người thì khiêm nhu. Phác và

nhu đều là những tính của đạo.

Chương 40, sau khi bảo: “Phản giả, đạo chi động”, Lão tử tiếp ngay: “Nhược

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.