LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 91

Vì giữ được nhu nhược, thuận đạo, mới là có nghị lực lớn; và cũng nhờ biết

nhu, biết mềm mỏng, chịu khuất, thân mới được bảo toàn:

Khúc tắc toàn (ch.22).

Ý nghĩa ba chữ đó chính là ý nghĩa bài ngụ ngôn Le chêne et le roseau (Cây

“sên” và cây sậy) của La Fontaine: trong cơn dông, cây “sên” cứng chống

với bảo tố thì gẫy, trốc gốc mà cây sậy ngã theo gió thì được toàn vẹn.

Khiêm đi liền với nhu, đều là những đức thuộc về nữ tính. Khiêm thì không

tự đại. Không gì lớn bằng đạo:

Đạo lan tràn khắp cả, có thể qua bên trái, qua bên phải”.

Công của đạo cũng không gì bằng:

Vạn vật nhờ nó mà sinh trưởng mà nó không can thiệp vào”.

Vậy mà nó rất khiêm, không hề tự đại:

Công thành rồi mà không nhận là của mình; nó nuôi dưỡng vạn vật mà

không làm chủ vạn vật (…) vạn vật qui về nó mà nó không làm chủ, cho nên

có thể bảo nó là lớn. Vì cho tới cùng, nó không tự nhận nó là lớn cho nên

mới hoàn thành được cái vĩ đại của nó” (ch.34).

Khiêm thì không tự biểu hiện, không tự cho là phải, không kể công, không

tự phụ:

Không tự biểu hiện cho nên mới sáng tỏ, không tự cho là phải cho nên mới

chói lọi, không tự kể công cho nên mới có công, không tự phụ cho nên mới

trường cửu” (ch.22).

Khiêm thì không tranh với ai. Lão tử thấy thời ông loạn lạc vì vua chúa tranh

giành đất đai, bảo vật của nhau; còn dân chúng thì tranh giành địa vị, danh

lợi… nên ông nhắc lại mấy lần: đừng nên tranh giành.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.