Khác với Tào Động tông mở rộng ảnh hưởng xuống các địa
phương, từ sau những hoạt động truyền giáo của Nichizō (Nhật
Tượng, 1269-1342), Nhật Liên tông lại khuếch trương thế lực chủ
yếu trong người dân thành thị ở kinh đô Kyōto. Đối với người dân
thành thị đang lên thì cùng với việc bị hấp dẫn bởi những giáo lý
thuyết về lợi ích trần thế, thái độ bất khuất của Nisshin (Nhật
Thân, 1407-1488) thuyết phục Tướng quân cải giáo mà bị đối xử
tàn bạo đã làm cho họ cảm động sâu sắc
. Trong thời chiến loạn,
người dân thành thị đã đoàn kết dựa trên tín ngưỡng đối với Kinh
Pháp Hoa, lập thể chế tự vệ riêng và phát triển lên thành một thế
lực vũ trang mạnh mẽ. Đối với họ, kẻ thù địch nhất chính là thế
lực Ikkō Ikki (Nhất Hướng Nhất Quỹ), nên vào năm Tembun
(Thiên Văn) thứ nhất (1532) đã đốt cháy chùa Hongan-ji (Bản
Nguyện tự) ở Yamashina (Sơn Khoa) và nâng cao được thế lực,
nhưng vào năm Tembun thứ 5 (1536) đã thất bại trong cuộc nội loạn
Tembun Hokke (Thiên Văn Pháp Hoa), trong đó đối thủ là liên
minh giữa thế lực của chùa Enryaku-ji nằm trên núi Hieizan và các
Phiên chủ chiến quốc.
Ikki (Nhất Quỹ) vốn có nghĩa là một tổ chức được cấu thành
bởi những người có chung một mục đích như người ta thường nói
“Nhất vị đồng tâm”. Để xây dựng khối đoàn kết, người ta phải tạo
ra tính tôn giáo mạnh mẽ cho tổ chức. Trong số các tổ chức đó,
Hokke Ikki và Ikkō Ikki đứng trên một tôn giáo nhất định chính là
đặc trưng của thời Chiến quốc. Mặc dù tôn giáo đã hợp nhất với
thế lực của dân chúng và mở rộng trong một phạm vi nhất định,
nhưng lại nắm được quyền lực chính trị. Điều này chưa bao giờ xảy
ra trong ngay cả lịch sử Nhật Bản và chúng ta cần phải nhấn mạnh
đặc biệt khi phân tích về quan hệ giữa tôn giáo và chính trị.
Tiếp đến, chúng ta sẽ xem xét về Tịnh Thổ Chân tông, tông
phái đã phôi thai nên phong trào Ikkō Ikki. Sau khi vị sư khai tổ