LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 98

chương trình giáo dục ở cấp độ cao đã rất phát triển và có thể nói
đây là thời toàn thịnh của Văn học Ngũ Sơn cũng như Văn hóa Ngũ
Sơn. Không ít những thiền tăng của Ngũ Sơn phát huy những kiến
thức đó và đóng vai trò là cố vấn ngoại giao cho Mạc phủ. Ở quanh
vùng văn hóa Ngũ Sơn này, những trào lưu văn hóa khác như Văn
hóa Bắc Sơn (Kitayama Bunka) của tướng quân Ashikaga
Yoshimitsu (Túc Lợi Nghĩa Mãn)

(93)

, Văn hóa Đông Sơn của tướng

quân Ashikaga Yoshimasa (Túc Lợi Nghĩa Chính)

(94)

và một vùng văn

hóa Trà đạo mới cũng khởi phát mạnh mẽ.

Văn hóa Ngũ Sơn đã đón một thời kỳ toàn thịnh ở vùng trung tâm

của kinh đô Kyōto như vậy, nhưng ngược lại hoạt động Thiền tịnh lại
bị lơ là và bị những người tu hành chân chính phê phán. Trên thực
tế, tọa thiền đã được thực hiện một cách nghiêm kỷ ở các chùa
ngoài vùng Ngũ Sơn mà người ta gọi là Lâm Hạ (Rinka). Đặc biệt,
phái Daiō (Đại Ứng) của Nampo Jōmyō (hay còn gọi là Daiō Kokushi,
tức Đại Ứng Quốc Sư), Shūhō Myōchō (hay còn gọi là Daitō Kokushi,
tức Đại Đăng Quốc Sư) và Kanzan Egen (Quan Sơn Tuệ Huyền)
được gọi là Ōtōkan (Ứng Đăng Quan), nhưng chùa Daitoku-ji (Đại
Đức tự) của Shūhō và Myōshin-ji của Kanzan là được nhiều người
biết đến. Nhờ vào việc tu hành nghiêm kỷ mà phái Daiō đã xác lập
một phái Thiền thuần khiết chứ không pha trộn với các tông phái
khác như trước và đã tạo được nền móng cơ bản cho Thiền Lâm Tế
sau này. Tuy nhiên, sau đó chùa Daitoku-ji lại bị phê phán mạnh mẽ
là trụy lạc bởi những hành động của Ikkyū Sōjun (Nhất Hưu Tông
Thuần, 1394-1481).

Tư tưởng Thiền và Tang lễ

Vấn đề đặt ra là tư tưởng Thiền đã được triển khai như thế

nào? Batsusui Tokushō (Bạt Đội Đắc Thắng, 1327-1387), một người
tu tập Thiền thời Nam Bắc triều có viết: “Tự tâm vốn là Phật.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.