LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 96

Người ta cho rằng, Yoshida Kanemoto có quan hệ sâu sắc với

việc phổ biến Tam xã thác tuyên (Sanja Takusen). Tam xã thác
tuyên là 3 vị thần Tenshō Kōtai Jingū (Thiên Chiếu Hoàng Đại
Thần Cung), Hachiman Daibosatsu (Bát Phiên Đại Bồ Tát), Asuka
Daimyōjin (Xuân Nhật Đại Minh Thần) và những lời tuyên huấn
của các ngài. Người ta cho rằng, tam thần là biểu hiện các đức
chính trực, thanh tịnh và từ bi. Tư tưởng này vừa là Thần Phật tập
hợp, vừa là sự thâu tóm các thần bởi Amaterasu và dễ gắn với các
luân lý đạo đức, nên đã được sử dụng rộng rãi cho đến thời cận thế.

VI.2 SỰ ĐỊNH HÌNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRÀO LƯU

PHẬT GIÁO MỚI

Phật giáo thâm nhập trong xã hội Do Phật giáo Kamakura mang

quá nhiều hào quang, nên từ trước đến nay khi nói đến Phật giáo
Muromachi kéo dài từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI, người ta thường
nhìn nhận đây chỉ là sự triển khai từ Phật giáo Kamakura và không
đánh giá cao. Tuy nhiên, trên thực tế Phật giáo thời kỳ này đã được
rộng rãi các tầng lớp trong xã hội như võ sĩ, hào nông, nông dân,
thương nhân tiếp nhận và phát triển với một sinh khí mới. Phật giáo
Hiển Mật cũng phát triển để đáp ứng những yêu cầu của thời đại
mới, nhưng điều được đặc biệt chú ý là một nền Phật giáo mới được
xây dựng trên nền tảng Phật giáo Kamakura đã thâm nhập thực sự
vào xã hội. Trong đó, sự phát triển của Thiền tông, các tông phái
Tịnh thổ và Nhật Liên tông là nổi bật nhất. Thông qua sự phát triển
đó có thể thấy người ta mưu cầu Phật giáo thích ứng với cuộc sống
đời thường hơn là những lý luận phức tạp. Trên thực tế những lý luận
và hình thức tu nghiệm đơn giản hóa đã được phát triển rộng rãi,
trong đó sự tôn sùng đối với Phật A-di-đà của Tịnh thổ chân tông và
nguyên lý Tâm, Tính đã được thể hiện một cách rõ ràng trong đạo
Thiền.

Thiền và Văn hóa Ngũ Sơn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.